Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

Quan niệm sống

      Một chốn tâm hồn muôn xứ sở
      Ba thước thân nam vạn dặm đường
      Tối ngủ gốc tùng xưa luyến tiếc
      Ngày trôi mặt bể tuyệt buồn thương
      Danh lợi chưa từng xen giấc mộng
      Công hầu chỉ thấy tợ xuân sương
      Nước biết non xanh là bạn hữu
      Góc bể chân trời bặt nhớ thương
                                  THÍCH  BÌNH QUANG

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011

Hoài Bão

Lăn lộn mãi trong kiếp phù hư
Ôm sắt nóng mà cứ ngở thiên đàn
Đường phía trước cận kề với hoàn hôn
Bỏ sau lưng bao dấu viết điêu tàng

Ngày qua ngày bốn mùa thay lá
Chí anh hùng hôm nao trời rạng sáng
Xuyên địa ngục  đi qua muôn vặn nẽo
Không tiết thương một ít tấm thân tàn

Ôm hoài bão muốn dựng lên cơ nghiệp
Tiếp rạng ngời giáo lý thích ca
Người cha lành của muôn vạn cõi
Mong chốn chốn ta bà thành tịnh độ

Nguyện chưa thành hỏi trời xanh ai thấu hiểu
Ngày tháng trôi qua ngậm ngùi không lên tiến
Đễ lệ trào hóa  báu kim cương
Thành chí lớn ngay trong giờ thực tại

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011

ĐẠO QUÂN TỬ

Trong giất ngủ mơ màng của kiếp sống nhân sinh .Tôi thầm nghĩ khi lìa bỏ kiếp sống này mình sẽ đi về đâu,về đâu khi đi vào một thế giới mới lạ mà ta không biết rõ nó như thế nào. bóng tối tuy vẫn tràng ngập trong tôi nhưng trong tôi cũng lập lòe những tia sáng.luôn gợi cho tôi phải tinh tiến lên,để mai kia lìa khỏi cõi đời này một cách an nhiên tự tại.
Không một ai trong vũ trụ này mà không chịu ảnh hưởng của quy luật tự nhiên đó là sinh lão bệnh tử với cách nhìn của tục đế.bốn quy luật đó nó giống như bốn dãy núi lớn từ bốn phương lăn đến chúng ta chúng nghiền nát tất cả không trừa vật nào và một loài nào mà chúng đi qua .Chính vì lẽ đó chúng ta hãy sống  an lạc thảnh thơi đừng để tháng ngày trôi qua oan uỗng.Đi đến đâu chúng ta cũng đem lại niềm tin hạnh phúc và sự vô úy cho mình và cho tất cả nhân loại.Có vậy thì các bật quân tử không uổng phí  kiếp người trong hoàn vũ này.Xã hội của chúng ta đang sống có quá nhiều phiền não và khổ đau.Những khổ đau đó có mặt tại vì chúng ta chạy theo mong muốn và danh lợi không bao giờ biết chán.nói tóm lại là bị tham sân si dẫn giắt cho nên mới có khổ đau tràng lấp.Trong mỗi chúng ta có chứa đầy đủ loại hạt giống bao hàm cả tích cực và tiêu cực,vấn đề là chúng ta có biết nuôi dưỡng những hạt giống lành mạnh hay không có mong muốn dâng cho đời những bông hoa thơm ngát,đễ khi lìa bỏ cõi đời này không hối tiết ,cho dù có tái sanh kiếp khác đi nữa ta cũng mãi là người khách quý trong hoàn vũ.còn không ta cứ vung vãi những hạt giống khổ đau cho mình và cho người khác thì thế nào ta cũng đau khổ khi lìa đời, đi tìm cảnh giới đau khổ hơn để phù hợp với lối sống của chúng ta.chúng ta ai cũng có hạt giống của từ bi và trí tuệ thì chống ta có khả năng nhìn thấu suốt những việc nào cần làm và những việc nào không làm.Có thể trong chúng ta, có những người trong quá khứ đã tạo ra nhiều lỗi lầm do vô minh mang lại.đó là chuyện của quá khứ, chúng ta đừng bị nó chi phối và lôi kéo chúng ta.ta phải biết dừng lại và sữa lỗi lầm , khuyên người cùng mình đừng bao  giờ  đi vào những nẽo đường đau khổ. có như vậy mới mong chuộc lại lỗi lầm và không uổng phí là bật quân tử còn những ai chưa tạo lỗi lầm thì cố gắn giữ gìn và thăng hoa như vậy quả thật là thượng nhân.tôi rất mong trong mỗi chúng ta ai ai cũng đem lại ánh sáng của hiểu biết , thương yêu và sự vô úy cho đời. Dù đi đâu chăng nữa chúng ta cũng là người khách quý trong ba cõi.
Ngày tháng qua mau một khi mất thân người thì muôn kiếp khó lấy lại.
Như có câu :
                           Ngàn năm cây sắt đơm hoa dễ
                           Một mất thân người khó lại sanh
chính vì lẽ đó chúng ta hãy cùng trân quý thời gian.và mang lại cho đời những hoa trái ngọt ngào của sự hiểu biết  thương yêu.Nguyện rằng mãi mãi là người khách quý trong ba cõi.Đễ đưa tất cả muôn loài về chốn bình yên.
                                                                                                                      THÍCH CỔ NHÂN

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011

Tình thương lớn

Yêu thương trải khắp trong nhân loại
Hoa bướm xinh tươi là bát nhã
Bốn biển trong xanh trần gian tịnh
Giữa đời trong sạch mãi rong chơi
             Bụi trần rủ sạch
Mai chốn thành đô giữa bụi trần
Anh hùng ngang dọc hiện tình thân
Chốn cũ mong chờ người nhân nghĩa
Gửi đóa sen hồng giữa quần nhân
            Chuông Chùa cổ
Chùa xưa vang tiếng chuông tỉnh thức
Người có về không cõi lãng du
Huynh đệ còn đó tình son sắc
Tỉnh thức nhìn nhau chốn non bồng
                            Đại sư:  vô thượng pháp vương

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011


Bụt lật úp chậu lại. Người hỏi:
- Rahula, con có thấy cái chậu bị úp lại không?
- Lạy Bụt, con có thấy.
- Nếu ta không tu tập chánh ngữ, nhân cách ta cũng sẽ bị đảo lộn như cái chậu này.
Bụt nói:
- Rahula, cho nên không nên bao giờ nói dối, dù là để đùa cợt. Con có biết một tấm gương là để dùng làm gì không?
- Lạy Bụt, tấm gương dùng để soi mặt mình.
- Cũng vậy đó Rahula, con phải quán sát hành động, tư tưởng và lời nói của con như người soi gương vậy.
Nghe Rahula kể, chú Svastika ý thức được tầm quan trọng của hạnh nói năng chân thực. Chú nhớ hồi bé chú đã từng nói dối bố, và mẹ, và có một lần chú đã nói dối với chị Sujata, nhưng may mắn làm sao, chú chưa từng nói dối Bụt lần nào. Chú có cảm tưởng không thể nói dối Bụt được. Nói dối Bụt thì thế nào người cũng biết. Chú thầm nghĩ: "ta phải dứt khoát từ bỏ lời nói không chân thực, không những ta không được nói dối Bụt, ta cũng không được nói dối với bất cứ ai, dù người đó là một em bé. Có như thế ta mới chuộc được lỗi lầm hồi ta còn ấu thơ. Có như thế ta mới đền đáp được ơn đức của Bụt, với lại đã thọ giới rồi thì phải hành trì giới cho thật nghiêm chỉnh."
Mỗi tháng hai lần vào ngày trăng tròn và ngày trăng mới, tất cả các vị khất sĩ tập họp để bố tát và tụng giới. Các giới điều đề được tuyên đọc, và đại chúng được hỏi có vi phạm các giới ấy hay không. Nếu đại chúng giữ im lặng tức là không có ai vi phạm, nếu có ai vi phạm thì vị ấy đứng dậy phát lộ để sám hối. Trừ những lỗi parajika mà người phạm vào thì tự động bị tản xuất, những lỗi khác đều có thể sám hối được.
Có nhiều hôm Svastika cũng được đi khất thực trong đoàn của Bụt, có cả Rahula và đại đức Sariputta.
Mùa an cư ấy Bụt lại cư trú ở Ekanala, một khu đồi núi về phía Nam thủ đô Rajagaha.
Một buổi sáng, đi khất thực ngang qua cánh đồng ở làng Ekanala, Bụt và các vị khất sĩ bị một nông dân chận đường.
Nông dân này tên là Bharadvaja, ông là một nhà triệu phú, ông có hàng ngàn mẫu ruộng, đây là mùa cày ruộng, ông đang đốc thúc dân cày đi cày. Có hàng trăm trăm người đang cày ruộng cho ông trong ngày hôm đó. Chận đường Bụt và các vị khất sĩ, ông nói:
- Chúng tôi là nông dân, chúng tôi phải cày sâu cuốc bẫm, bỏ phân, chăm bón và gặt hái mới có được gạo ăn, còn các vị không làm gì cả, không sản xuất gì hết mà các vị cũng ăn. Các vị không có ích lợi gì cho đời cả. Các vị không cày, không cuốc, không gieo trồng, không bỏ phân, không chăm bón, không gặt hái ...
Bụt bảo Bharadvaja:
- Có chứ, chúng tôi cũng có cày, cuốc, gieo trồng, bỏ phân chăm bón và gặt hái.
- Cày của quý vị đâu, cuốc của quý vị đâu, bò của các vị đâu, hạt giống của các vị đâu? Các vị chăm bón cái gì, săn sóc cái gì, gặt hái cái gì?
Bụt nói:
- Hạt giống của chúng tôi là niềm tin. Đất của chúng tôi là chân tâm. Cày của chúng tôi là chánh niệm. Bò của chúng tôi là sự tinh tiến. Mùa màng của chúng tôi là sự hiểu biết và thương yêu. Điền chủ! Nếu không có niềm tin, sự hiểu biết và lòng thương yêu thì cuộc đời sẽ khô cằn và đau khổ lắm. Chúng tôi cũng gieo trồng và cũng gặt hái như điền chủ.
Vị chủ ruộng Bhadvaja rất thích thú được nghe lời Bụt nói. Ông truyền gia nhân đem thức ăn trưa dành cho ông ta tới để cúng dường Bụt. Thức ăn là cơm gạo thơm nấu với sữa. Bụt từ chối. Người nói:
- Tôi thuyết pháp không phải với mục đích là được cúng dường. Các vị khất sĩ không đổi giáo pháp với phẩm vật cúng dường. Nếu điền chủ muốn cúng dường, xin để đến một hôm khác.
Vị điền chủ rất cảm phục. Ông lạy xuống và xin được quy y với Bụt.
Được chứng kiến cuộc gặp gỡ này giữa Bụt và ông chủ ruộng Bharadvaja, Svastika thấy rằng nếu được thân cận Bụt chú sẽ học hỏi được rất nhiều, và chú rất mong được đi theo Bụt suốt đời. Chú biết rằng có cả hàng ngàn vị khất sĩ tuy là học trò của Bụt mà không được thân cận Bụt như chú, như Rahula và các thầy phụ tá Bụt như Sariputta, Moggallana và Anaruddha.
Sau mùa an cư, Bụt lại đi hành hóa về phương Tây Bắc, và cuối mùa thu năm ấy Bụt tới Savatthi. Một buổi sáng, trong khi cầm bát đi khất thực sau lưng Bụt, Rahula đánh mất chánh niệm. Tuy vẫn đi như mọi người, tâm chú lại nghĩ đến chuyện khác. Chú nhìn Bụt phía trước và tự hỏi ngày xưa Bụt không đi tu thì không biết bây giờ Bụt đang làm gì và mình đang làm gì. Chú đã nghe kể lại là khi Bụt mới sinh, có ông thầy Bà-la-môn tiên đoán rằng khi lớn lên Bụt sẽ đi tu và nếu không đi tu thì sẽ trở nên một vị chuyển luân thánh vương, nghĩa là một vị vua có quyền hạn trên tất cả các vị vua trên hoàn vũ. Đời sống của một vị chuyển luân thánh vương ra sao, và nếu Bụt bây giờ làm chuyển luân thánh vương thì chú đang làm gì? Trí óc vơ vẩn nghĩ như thế, bước chân, hơi thở và dáng đi của chú cũng không còn an trú trong uy nghi nữa. Lạ quá, Bụt đi phía trước mà người cảm thấy được những điều đó. Bụt biết là chú mất chánh niệm, người dừng bước và quay trở lại. Tất cả các vị khất sĩ cũng dừng bước, Bụt bảo Rahula:
- Này Rahula, con có theo dõi hơi thở và duy trì chánh niệm không?
Rahula cúi đầu im lặng.

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

CÁCH NHÌN QUA ĐỜI SỐNG HIỆN ĐẠI

Thế kỉ 21 là thế kỉ của khoa học hiện đại. Vì vậy nhu cầu cấp yếu và sự đòi hỏi của phật giáo rộng như hư không bền chắc không hư rã, mà lại có thể diệu dụng bất cứ lúc nào. Có thể giải quyết mọi vấn đề của thế gian. Mà sự giải quyết ấy có thể cho mọi tầng lớp. Từ học thức uyên bác, cho đến hàng đầu đường xó chợ. Hàng tướng tốt, cho đến cấp bậc vua chúa.

Phật giáo đi vào mọi lãnh vực của xã hội.Cho nên ta thấy rằng, sự uyển chuyển của phật giáo, quả thật rộng lớn không gì bằng. Trời đất bao la, con người nhiều vô số kể. Cách nhìn của phật giáo. Đều thấu rõ một cách thông suốt, tận tường đến chi li. Mà không một chút trở ngại.

Tóm lại phật giáo được xác minh qua hai câu nói:
                                              Hơn không cái gì hơn, bằng không cái gì bằng. Càng khôn vũ trụ có bao la tới đâu cũng chẳng bì được với phật giáo. Nhưng ta biết rằng, kinh điển tại thế gian, đối với phật giáo mà nói, cũng như bọt nước giữa biển đông. Bởi phật giáo tóm thâu càn khôn chỉ qua một cái nhìn của bậc giác ngộ.Người còn học thì chưa thể hiểu hết. Vì sao? Người tài giỏi có học ngàn đời, e rằng cũng chưa thể nói là biết nhiều. 

Chỉ có sự thực chứng phi khoa học. Mà bậc siêu phàm xuất thế giáng trần mới hiểu được. CÁi học ở thế gian cũng như nắm lá trong bàn tay. Đó là các ngài còn khiêm tốn. Chứ ở đây thì không có chỗ để bàn luận.  
                                                                                                                        Na Đề Kim Cang
                                                                                                                                                                

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011

Chẳng ngã đôi vai

Chng ngã đôi vai
M già chng ngã đôi vai,
Đôi tay rám cháy đêm dài lo toan.
Vì con manh áo chng tròn,
Ngày đêm vt v héo mòn xác thân.
Ch mong con ln thành nhân,
Bao nhiêu cc nhc chng cn quang tâm.
Gió sang mưa nng giãi dm,
Miếng ăn kh s tình thâm m nhường.
Thy con vui v thì thương,
Trong lòng cũng bt lo lường trước sau.
Đêm buồn trước gió canh thâu,
Nghiêng nghiêng trước ánh đèn dầu mẹ ru.
Giang trường đã trãi mấy thu,
Đôi vai sờn bạc mây mù giăng co.
Mái tranh hui hắt ai lo,
Cho con thơ ấu co giò nằm im.
Cho con đôi mắt lim dim,
Ngủ ngon trên chiếc võng tiên cuộc đời.
                                                          Na Đề Kim Cang 

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

Thiền Tông Việt Nam

Theo dòng thời gian ,con người từ khi biết được cách tạo ra lửa thì nền văn minh loài người đã qua một giai đoạn mới .Tư tưởng của con người cũng theo đó mà tiến triển ,mọi câu hỏi liên quan đến nguồn gốc của mình và vũ trụ đều được các nhà hiền triết tìm kiếm. Từ đó mà các nền triết học của hai miền đông tây đã hình thành và phát  triển .hai nền văn hóa lớn của nhân loại lúc bấy giờ chính là Ấn độ và hy lạp.Khi Phật giáo xuất hiện thì nền triết học Ấn Độ đã phát triển rực rỡ và ảnh hưởng đérn toàn thế giới.Việt Nam là một trong những nước ảnh hưởng bởi nền văn hóa phật giáo đại thừa sớm nhất .
      Thiền sư Khương Tăng Hội là một trong những vị thiền sư đặt nền móng cho ngôi nhà phật giáo thiền của Việt nam và ảnh hưởng đến cả Trung Hoa .Tư tưởng của Ngài chính là tu tập thiền theo hơi thở , phương pháp ngũ đình tâm quán được ngài trao truyền cho các học nhân khi tu tập.Ngài vừa dịch thuật vừa hóa độ mọi tầng lớp trong xã hội. Các tác phẩm được trước tác và dịch thuật :
    1. An ban thủ ý, An Thế Cao dịch, Tăng Hội và Trần Huệ chú sớ, Tăng Hội đề tựa.
  1. Pháp Cảnh Kinh, An Huyền dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa.
  2. Ðạo Thọ Kinh, Chi Khiêm dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa.
  3. Lục Ðộ Yếu Mục, Tăng Hội biên tập (không còn).
  4. Nê Hoàn Phạm Bối, Tăng Hội biên tập (không còn).
  5. Ngô Phẩm (Ðạo Hành Bồ Tát), Tăng Hội dịch (không còn).
  6. Lục độ tập kinh Tăng Hội biên tập.Người thứ hai có ảnh hưởng đến ngôi nhà thiền của Việt nam chính là Tỳ Ni Da Lưu .Ngài là người Ấn độ nhưng ngộ đạo thì lại ở Trung Hoa ,được tổ thứ ba là thiền Sư Tăng Xán khai ngộ . Được tổ khuyên về phương nam giáo hóa .Khi đến
    Sư sang Việt Nam khoảng cuối thế kỷ thứ 6, cư trú tại chùa Pháp Vân (chùa Dâu) tỉnh Hà Bắc. Nơi đây Sư dịch bộ kinh Đại thừa phương quảng tổng trìsau khi đã dịch xong bộ Kinh tượng đầu tinh xá tại Trung hoa

    Trước khi tịch, Sư gọi đệ tử là Pháp Hiền đến và phó chúc:

    "Tâm ấn của chư Phật không có lừa dối, tròn như thái hư, không thiếu không dư, không đi không lại, không được không mất, chẳng một chẳng khác, chẳng thường chẳng đoạn, vốn không có chỗ sinh, cũng không có chỗ diệt, cũng chẳng xa lìa và cũng chẳng phải chẳng xa lìa. Vì đối với vọng duyên mà giả lập tên ấy thôi... Tổ Tăng Xán khi Ấn chứng tâm này cho ta bảo ta mau về phương Nam giáo hóa. Đã trải qua nhiều nơi nay đến đây gặp ngươi quả là phù hợp với lời huyền kí. Vậy ngươi khéo giữ gìn, giờ đi của ta đã đến."
    Nói xong, Sư chắp tay thị tịch. Pháp Hiền làm lễ hỏa táng, thâu nhiều xá lợi và xây Tháp thờ cúng, nhằm niên hiệu Khai Hoàng đời nhà Tùy, năm 594    . Hệ thống truyền thừa của thiền phái này không được lưu lại đầy đủ, sử sách ghi chép lại không rõ, khi tỏ khi mờ, truyền được 19 thế hệ với Sư là Sơ tổ và chấm dứt với Y Sơn (mất năm 1213).
     Cả hai dòng thiền này đều có ảnh hưởng lớn đến văn hóa của Việt nam .Từ căn bản của các tư tưởng Thiền này mà việt Nam có sự phát triển toàn diện nhiều mặt về văn hóa chính trị và kinh tế .Các cuộc xâm lăng của quân ngoại xâm phương Bắc đều bị quân dân Đại việt Đánh tan.Không phải dân tộc nào cũng được kế thừa một nền văn hóa đồ sộ từ phật giáo như là việt nam.Phật giáo Việt nam tuy  cũng thăng trầm như tình hình của đất nước .Tư tưởng của người Việt nam thì mang đậm mầu sắc văn hóa Phật giáo đại Thừa.Dù trải qua bao nhiêu biến đổi của thế sự nhưng tư tưởng từ bi hỷ xả vẫn không thay đổi.





  7. Khi mà thiền tông bắt đầu có mặt tại Đaị Việt thì nền văn hóa cũng có nhiều thay đổi .Tinh thần của dân tộc cũng đã được nâng cao sau mấy trăm năm chịu sự đô hộ của văn hóa phương Bắc.Từ đó mà tinh thần độc lập về tư tưởng và chính trị cũng được cũng cố vững chắc .Tư tưởng hán học là công cụ đắc lực của chế độ phong kiến phương Bắc giờ đây đã bị đã phá bởi tư tưởng bình đẳng của thiền Tông.Mọi chúng sanh đều có khả năng giác ngộ và là một vị phật tương lai vì thế mà không có một tộc người nào là siêu việt cả ,mọi người đều bình đẳng như nhau cả .Kẻ từ đó mà văn hóa của Đại Việt bắt đầu được hưng khởi và phát triển .Đây là nền móng để cho các triều đại Đinh Lê Lý Trần phát triển và mở ra kỷ nguyên phát triển của đất nước cả về văn hóa lẫn chính trị .





  8. Tư tưởng tức tâm tức phật đã được nhân dân Đại Việt tiếp thu một cách nồng nhiệt .Tư tưởng phật giáo đại thừa đã đóng góp rất lớn cho nền văn hóa yêu nước thương yêu đồng loại của nhân dân.







  9.                                                     Đại Sư: vô thượng pháp vương    








Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

kinh tám điều giác ngộ của các bật đại nhân

Kinh tám điều giác ngộ của các bậc đại nhân

Là đệ tử phật thì nên hết lòng ngày cũng như đêm,đọc tụng và quán niệm về tám điều mà các bật đại nhân đã giác ngộ. Điều thứ nhất là giác ngộ rằng.Cuộc đời là vô thường thế giang không chắc, những cấu tạo của bốn đại điều trống rỗng và có tác dụng gây đau khổ, con người do tập hợp năm ấm mà có,lại không có thực ngã sinh diệt thay đổi không ngừng,hư ngụy và không có chủ quyền.Trong khi đó tâm ta thì là nguồn suối phát sinh điều ác và thân ta là một nơi tích tụ của tội lỗi. Quán chiếu như trên thì dần dần thoát được cõi sinh tử
Điều thứ hai là giác ngộ rằng càng lắm ham muốn thì lại càng nhiều khổ đau,rằng bao nhiêu cực nhọc trong cõi sinh tử điều do ham muốn mà có.Trong khi đó người ít ham muống thì không bị hoàn cảnh sai sử,lại cảm thấy thân mình và tâm mình được  thư thái.
Điều thứ ba là giác ngộ rằng vì tâm ta rong ruổi chạy theo danh lợi không bao giờ biết chán cho nên tội lỗi ta cũng theo đó mà càng ngày càng lớn.Các bật bồ tát bồ tát thì khác hẳn:Họ luôn nghĩ đến phép tri túc,an vui sống đời đạm bạc để hành đạo và sem sự nghiệp duy nhất của đời mình là trí tuệ giác ngộ
Điều thứ tư là giác ngộ rằng thói quen lười biếng đưa đến chỗ đạo lạc; vì vậy con người cần phải chuyên cần hành đạo,phá giặc phiền não,hàng phục bốn loài ma ra khỏi ngục tù của năm ấm và ba giới
Điều thứ năm là giác ngộ rằng chính vì vô minh cho nên mới bị giam hảm trong cõi sinh tử.Các bật bồ tát thường xuyên biết rằng phải học rộng biết nhiều,phát triển trí tuệ đạt được biện tài để giáo hóa cho mọi người ,để cho tất cả đạt tới niềm vui lớn.
Điều thứ sáu là giác ngộ rằng vì nghèo khổ cho nên người ta sinh ra nhiều oán hận và căm thù,và vì thế lại tạo nên những nhâ xấu .Các vị bồ tát biết thế cho nên chuyên tu phép bố thí,coi kẻ ghét người thương như nhau,bỏ qua những điều ác mà người khác đã làm đối với mình và không đem tâm ghét bỏ những ai đả làm điều ác.
Điều thứ bảy  là giác ngộ rằng năm thứ dục vọng gây nên tội lỗi và hoạn nạn . Người xuất gia tuy sống trong thế tục nhưng không nhiễm cái vui của phàm tục,thường quán niệm rằng tài sản của mình chỉ là ba chiết áo cà sa và một chiết bình bát,tất cả điều là pháp khí,rằng chí nguyện xuất gia của mình là sống thanh bạch để hành đạo,giữ phạm hạnh cho thanh cao và đem lòng từ bi để tiếp sử với tất cả mọi người.
Điều thứ tám là giác ngộ rằng vì lửa sinh tử bừng cháy cho nên mọi loài đang chịu biết bao niềm thống khổ. Biết vậy cho nên ta phải phát tam đại thừa, nguyện cứu tế cho tất cả mọi người,nguyện thay thế cho mọi người mà chịu khổ đau vô lượng, khiến cho tất cả chúng sanh điều đạt tới niềm vui cứu cánh.
Tám điều nói trên là tám điều giác ngộ của các bậc đại nhân ,bụt và bồ tát;những vị này đả tinh tiến hành đạo,tu tập từ bi và trí tuệ,đã cỡi thuyền pháp thân đến được niết bàn.khi trở về lại cõi sinh tử độ thoát cho chúng sinh,các vị điều dùng tám điều giác ngộ ấy để khai mở và chỉ đường cho mọi người,khiếng cho tất cả chúng sanh ai cũng giác ngộ được cái khổ của sinh tử,lìa bỏ được ngũ dục và hướng tâm vào con đường thánh.
Niếu là đệ tử bụt mà thường đọc tụng tám điều này thì mỗi khi quán niệm diệt được vô lượng tội,tiến tới giác ngộ, mau lên chính giác,vĩnh viễn đoạn tuyệt với sinh tử,thường trú trong sự an lạc.

Chuỗi thời gian

 Chuỗi thời gian

                        Chuỗi thời gian tiễn biệt người
                 Gởi lòng son tìm một cõi dấng thân
                       Chân lẽ bước hồn buâng khuân
                 Trời rạng sáng, gió thơm dâng ngạt ngào.
                                           ( Na Đề Kim Cang)

Thời gian đưa người ta qua đi bao nhiêu dĩ vãng của cuộc đời. Kẻ ra đi, người ở lại, là lý thường tình của thế gian. Ta gởi lòng sắc son với những người bạn trong cuộc đời này. Và rồi cũng sẽ mãi đi tìm những người bạn chân thành khắp vạn xứ trần gian. Sống cho một tấm lòng, sống cho một lý tưởng ấp ủ sự dấng thân vào cuộc đời đang có nhiều đau thương. Và như thế, ta hiểu ra rằng, cuộc đời không gì quý bằng khi con tim bùng cháy yêu thương. Và để một ngày, ta cất bước ra đi trên mọi nẽo đường, cùng với cảnh phong trần giá lạnh để hơ ấm lên sự ngọt ngào của con tim,để cho sự thông cảm với cuộc đời sẽ làm ta lớn khôn..

Xóm chài

                                     
                                               Xóm chài
                             Thương chi chiếc lá trên cành gãy
                             Bỗng chốt nắng lên nét xanh tàn
                             Mây xanh dạo bước qua non thẫm
                             Mưa nguồn rưới mát xóm chài xưa.
                                        Đại Sư:  Vô Thượng Pháp Vương

Dòng thời gian cuốn trôi bao kỷ niệm , biết sao cho đẹp về vùng quê nghèo quanh năm kiếm sống  bằng nghề đánh cá qua ngày.Quanh năm cũng chỉ quẩn quanh trong công việc hiểm nguy mà đời sống vẫn nghèo khổ, vì manh áo mà lăn lộn .Nhiều khi đi ra biển sâu để tìm cầu miếng cơm cho đỡ dạ con người, thương yêu chi mà không hề biết mạng sống của mình có còn nguyên vẹn khi về hay không .Thân phận con người sao mà mong manh quá ..Bao đời cứ bám víu vào nghề đâm hà bá để mong cơm no áo ấm mà mấy ai có được cuộc sống đầy đủ, thật là buồn .Nhìn cuộc sống đủ đủ khi cá tôm đầy ghe nhưng mấy ai nghĩ về thân phận của người vợ mất chồng khi gặp bảo tố.chỉ có dòng nước cam lồ của phật đà mới có thể làm cho khu xóm chài nghèo trở thành chốn thanh lương là trời phương ngoại giữa trần thế.

hình ảnh anh em hội ngộ

                           
                                                      Thuở xưa tôi có biết ai đâu!
                                            Mà giờ nay, bổng lắm người quen biết!                 
                                                       Thế đó ! bạn thường đời tôi  gặp.
                                             Và giờ đây thành lẽ sống không quên ,
                                                        Mà tình cờ, xưa kia tôi quen biết.

Na Đề

Câu ca chú bé
Chắn che dưới mái hiên chùa,
Câu ca chú bé thửa xưa học thiền.
Chú lên tìm đỉnh non thiêng,
Tầm sư học đạo bỏ miền trần gian.
Xưa kia chú thích tiên đan,
Trường sanh bất lão biến thành tiên ông.

Lướt mây đạp sóng cưỡi rồng,
Ngao du khắp chốn thiên bồng trần ai.
Giờ đây đêm ngắn ngày dài,
Đâu ai dạy chú những bài tuyệt chiêu.
Đôi khi chú thấy hẫm hiu,
Nghĩ sao chẳng thấu những điều dạy răng.
Bởi vì chú quá lăng xăng,
Tâm luôn nghĩ tới mây trăng cao vời.
Tháng ngày chẳng thiết vui chơi,
Cho nên tâm chú hơi hơi khác người.
Chú đâu thấu biết cuộc đời,
Khi nghe thấy tiếng tiên trời là mau.
Chú đâu biết nghĩ ngày sau,
Chỉ lo trước mắt làm sao được liền.
Để rồi chú hóa thành tiên,
Không còn nghĩ ngợi ưu phiền làm chi.