Theo dòng thời gian ,con người từ khi biết được cách tạo ra lửa thì nền văn minh loài người đã qua một giai đoạn mới .Tư tưởng của con người cũng theo đó mà tiến triển ,mọi câu hỏi liên quan đến nguồn gốc của mình và vũ trụ đều được các nhà hiền triết tìm kiếm. Từ đó mà các nền triết học của hai miền đông tây đã hình thành và phát triển .hai nền văn hóa lớn của nhân loại lúc bấy giờ chính là Ấn độ và hy lạp.Khi Phật giáo xuất hiện thì nền triết học Ấn Độ đã phát triển rực rỡ và ảnh hưởng đérn toàn thế giới.Việt Nam là một trong những nước ảnh hưởng bởi nền văn hóa phật giáo đại thừa sớm nhất .
Thiền sư Khương Tăng Hội là một trong những vị thiền sư đặt nền móng cho ngôi nhà phật giáo thiền của Việt nam và ảnh hưởng đến cả Trung Hoa .Tư tưởng của Ngài chính là tu tập thiền theo hơi thở , phương pháp ngũ đình tâm quán được ngài trao truyền cho các học nhân khi tu tập.Ngài vừa dịch thuật vừa hóa độ mọi tầng lớp trong xã hội. Các tác phẩm được trước tác và dịch thuật :
- An ban thủ ý, An Thế Cao dịch, Tăng Hội và Trần Huệ chú sớ, Tăng Hội đề tựa.
- Pháp Cảnh Kinh, An Huyền dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa.
- Ðạo Thọ Kinh, Chi Khiêm dịch, Tăng Hội chú sớ và đề tựa.
- Lục Ðộ Yếu Mục, Tăng Hội biên tập (không còn).
- Nê Hoàn Phạm Bối, Tăng Hội biên tập (không còn).
- Ngô Phẩm (Ðạo Hành Bồ Tát), Tăng Hội dịch (không còn).
- Lục độ tập kinh Tăng Hội biên tập.Người thứ hai có ảnh hưởng đến ngôi nhà thiền của Việt nam chính là Tỳ Ni Da Lưu .Ngài là người Ấn độ nhưng ngộ đạo thì lại ở Trung Hoa ,được tổ thứ ba là thiền Sư Tăng Xán khai ngộ . Được tổ khuyên về phương nam giáo hóa .Khi đến
Sư sang Việt Nam khoảng cuối thế kỷ thứ 6, cư trú tại chùa Pháp Vân (chùa Dâu) tỉnh Hà Bắc. Nơi đây Sư dịch bộ kinh Đại thừa phương quảng tổng trìsau khi đã dịch xong bộ Kinh tượng đầu tinh xá tại Trung hoa
Trước khi tịch, Sư gọi đệ tử là Pháp Hiền đến và phó chúc:
- "Tâm ấn của chư Phật không có lừa dối, tròn như thái hư, không thiếu không dư, không đi không lại, không được không mất, chẳng một chẳng khác, chẳng thường chẳng đoạn, vốn không có chỗ sinh, cũng không có chỗ diệt, cũng chẳng xa lìa và cũng chẳng phải chẳng xa lìa. Vì đối với vọng duyên mà giả lập tên ấy thôi... Tổ Tăng Xán khi Ấn chứng tâm này cho ta bảo ta mau về phương Nam giáo hóa. Đã trải qua nhiều nơi nay đến đây gặp ngươi quả là phù hợp với lời huyền kí. Vậy ngươi khéo giữ gìn, giờ đi của ta đã đến."
Cả hai dòng thiền này đều có ảnh hưởng lớn đến văn hóa của Việt nam .Từ căn bản của các tư tưởng Thiền này mà việt Nam có sự phát triển toàn diện nhiều mặt về văn hóa chính trị và kinh tế .Các cuộc xâm lăng của quân ngoại xâm phương Bắc đều bị quân dân Đại việt Đánh tan.Không phải dân tộc nào cũng được kế thừa một nền văn hóa đồ sộ từ phật giáo như là việt nam.Phật giáo Việt nam tuy cũng thăng trầm như tình hình của đất nước .Tư tưởng của người Việt nam thì mang đậm mầu sắc văn hóa Phật giáo đại Thừa.Dù trải qua bao nhiêu biến đổi của thế sự nhưng tư tưởng từ bi hỷ xả vẫn không thay đổi. - Khi mà thiền tông bắt đầu có mặt tại Đaị Việt thì nền văn hóa cũng có nhiều thay đổi .Tinh thần của dân tộc cũng đã được nâng cao sau mấy trăm năm chịu sự đô hộ của văn hóa phương Bắc.Từ đó mà tinh thần độc lập về tư tưởng và chính trị cũng được cũng cố vững chắc .Tư tưởng hán học là công cụ đắc lực của chế độ phong kiến phương Bắc giờ đây đã bị đã phá bởi tư tưởng bình đẳng của thiền Tông.Mọi chúng sanh đều có khả năng giác ngộ và là một vị phật tương lai vì thế mà không có một tộc người nào là siêu việt cả ,mọi người đều bình đẳng như nhau cả .Kẻ từ đó mà văn hóa của Đại Việt bắt đầu được hưng khởi và phát triển .Đây là nền móng để cho các triều đại Đinh Lê Lý Trần phát triển và mở ra kỷ nguyên phát triển của đất nước cả về văn hóa lẫn chính trị .
- Tư tưởng tức tâm tức phật đã được nhân dân Đại Việt tiếp thu một cách nồng nhiệt .Tư tưởng phật giáo đại thừa đã đóng góp rất lớn cho nền văn hóa yêu nước thương yêu đồng loại của nhân dân.
- Đại Sư: vô thượng pháp vương

Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét