I. Dẫn Nhập.
Những lời chỉ dạy của Phật cho các đệ tử thì được
gọi là kinh, còn những điều ngăn cấm thì gọi là luật. trong tam tạng kinh điển
thì Luận là những gì mà các đệ tử chứng ngộ của Phật viết ra nhằm làm sáng tỏ
những điều Phật nói. Hệ thống duy thức học được đề cập rất nhiều trong các bộ
kinh như Giải thâm mật, Lăng già và đặc biệt là Vi diệu pháp ...Về sau có hai
anh em là Vô Trước và Thế Thân đã hệ thống hóa hoàn toàn về giáo lý duy thức
cho ngắn gọn và dễ hiểu. Duy Thức Học, môn nghiên cứu tìm hiểu nguyên ủy của
hiện tượng vạn pháp để xác lập một luận cứ, cho người tìm hiểu học và đọc có
thể biết được. Duy Thức Học là phương tiện chỉ nam hướng dẫn phương pháp nhận
thức về mặt cụ thể của vạn pháp và khái niệm tư duy bên mặt trừu tượng. Do vậy,
Duy Thức Học, còn gọi là Pháp Tướng
Duy Thức Học.
Duy thứctông là một trong những tông phái quan trọng của Phật giáo. Theo
dong thời gian và căn cơ của chúng sanh mà giáo lý tông duy thức bị phai mờ.Đây
là một hệ thống giáo lý bác học của Phật giáo, nếu nền tảng phật học của người
tìm hiểu phật giáo không vững chắc thì không thể hiểu rõ được giáo thuyết của
tông này.Người học phật muốn tìm hiểu và tu tập theo duy thức thì cần phải hiểu
rõ những thuật ngữ và quán xét được các hành tướng của Pháp, nhân và ngã đều
không có thực mà chỉ là do thức biến, mà không còn phiền não. Đó là khái quát nội dung vì sao người
viết chọn đề tài của bài luận là “Tìm hiểu nguồn gốc và sự phát triển của học
thuyết Duy Thức” mà giáo sư đã cho, nhằm xác lập chân lý Vô ngã qua cái nhìn của Đại thừa Duy Thức Học qua thức Alaya với vấn đề vũ trụ nhân
sinh quan.
Khi
nói đến tìm hiểu bản chất Thức Alaya Là một vấn đề vô
cùng phức tạp. Bài viết này viết dưới dạng nghiên cứu, ngắn gọn,
theo hướng dẫn của giảng viên. Nguồn tư liệu để viết bài thì rất nhiều nhưng
chính sử dụng trong bài viết này là tài liệu cung cấp từ giảng viên đứng lớp, “Thành duy thức luận” , “kinh
Lăng Già”, “Duy biểu học”, “Phật học phổ thông khóa IX” .v.v... và
các tư liệu Phật giáo có liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Hy vọng với phương
pháp này làm sáng tỏ một số vấn đề như đã được trình bày trên. Với sở học còn
non kém, nhận thức chưa sâu, con kính mong giáo thọ sư chỉ giáo để luận văn đầy
đủ và sáng tỏ thêm. Từ mục đích và phương pháp nghiên cứu như đã trình bày ở
trên. Tiểu luận này được kết cấu gồm các phần sau:
Phần dẫn nhập: - Giới thiệu đề tài.
Phần nội dung:- Trình bày về lịch sử và quá trình phát triển của học phái
duy thức.
-Tại sao tông phái này xuất hiện và phát triển ở Ấn Độ và Trung Quốc?
-Các khái niệm quan trọng của Duy thức.
-Phương pháp tu của Duy thức.
Phần kết luận: - Phật Pháp Là Pháp Phương Tiện.
II.Nội Dung
1.Nguồn gốc của Duy Thức Tông
“Khuynh hướng đầu tiên hướng về Duy Thức tông bắt đầu vào khoảng năm 150
sau T.L. với kinh Sandhininnocana. Giữa năm 150 và 400, chúng ta có vài
tài liệu kinh giảng thuyết “Duy Thức”. Kinh Lăng già (Lankàravatàra
Sùtra), Hoa Nghiêm (Avatamsaka) và Abhisamayàlankàra giữ địa vị trung gian giữa
Trung Quán luận và Duy Thức tông”[1].
Theo truyền thuyết thì Người đầu tiên sáng lập ra tông Duy thức chính là Bồ tát
Di –Lặc, sau khi tu chứng được duy thức quán đã thuyết Du già sư sư địa cho
Ngài Vô Trước.Ngài Vô trước đã truyền giáo pháp này cho ngài Thế Thân.Bồ tát Vô
Trước đã sáng tác ra bộ “Hiển dương Thánh giáo” và “Nhiếp Đại Thừa” dưạ theo
tác phẩm “Du già sư địa”. Còn Ngài Thế Thân có công rất lớn trong việc truyền
bá Duy thức, ngài đã sáng tác rất nhiều tác phẩm nhưng nổi bậc nhất là “Duy
thức tam thập tụng”, tóm tắt giáo lý của duy thức.Về sau có mười tác phẩm chú
giải bộ Duy thức Tam thập tụng, đó cũng chính là mười bộ luận chính của tông
duy thức.
Duy thức tông phát triển nhất là vào
thế kỷ thứ 6 Công nguyên, có nhiều trung tâm truyền bá tông phái này.Trung tâm
lớn nhất là đại học Na-lan-dà (sa. nālandā) ở Bắc Ấn Độ.Người có công
truyền bá là bồ tát Hộ Pháp. Kế đó là trung tâm
Valabhi (valabhī) do bồ tát Đức Huệ sáng lập.Người kế nghiệp ngài
Đức Huệ là An Hụê có cái nhìn tương đối hơn về duy thức và là người dung hòa
giữa học thuyết Duy thức và Trung quán của Bồ tát Long Thọ. Còn Trần-na (sa. dignāga)
và Pháp
Xứng (sa. dharmakīrti ) là hai người kết hợp duy thức
với Kinh lượng bộ mà lập ra môn Nhân minh học nổi tiếng của Ấn Độ và Phật giáo,
cách tranh luận bằng nhân minh để đả phá các học thuyết ngoại đạo và xiển dương
chánh pháp.
Duy thức tông cũng dựa vào các bộ
kinh do đức Phật thuyết giảng và mười một bộ luận đó là:
3. Như Lai xuất hiện công
đức kinh, không có bản Hán văn;
4. Đại thừa a-tì-đạt-ma (sa. mahāyānābhidharma-sūtra),
được nhắc đến trong Nhiếp đại thừa luận, Du-già sư địa luận nhưng
không có bản Hán văn, có lẽ đã thất truyền;
6. Hậu nghiêm kinh (sa. ghaṇavyūha),
chưa được dịch ra Hán văn;
Mười một bộ luận:
1.
Du-già
sư địa luận (sa. yogācārabhūmi-śāstra),
Vô Trước soạn, Huyền Trang dịch ra Hán ngữ, 100 quyển. Đây là bộ luận chính của
Duy thức học;
2.
Đại thừa bách pháp minh môn luận (sa. mahāyānaśatadharma-vidyādvāra-śāstra),
Thế Thân soạn, Huyền Trang dịch, 1 quyển;
4.
Hiển dương thánh giáo luận (sa. ārya-śāsana-prakaraṇa-śāstra), Vô Trước
soạn, Huyền Trang dịch, 20 quyển;
5.
Nhiếp
đại thừa luận (sa. mahāyāna-saṃgraha),
có ba bản Hán dịch: 1. Phật-đà-phiến-đa (sa. buddhaśānta) dịch, 2 quyển;
2. Chân Đế (sa. paramārtha) dịch, 3 quyển; 3. Huyền Trang
dịch, 3 quyển;
6.
Đại thừa a-tì-đạt-ma (tạp) tập luận (sa. abhidharma-samuccaya), Vô Trước soạn, Sư
Tử Giác (sa. siṃhabodhi) thích, An Huệ (sa. sthiramati) tập,
Huyền Trang dịch, 16 quyển;
8.
Nhị thập duy thức tụng (sa. viṃśika-vijñāptimātratā-kārikā), có ba bản dịch: 1. Duy
thức luận, Bát-nhã-lưu-chi (sa. prajñāruci) dịch, 1 quyển; 2. Đại
thừa duy thức luận, Chân Đế dịch, 1 quyển; 3. Duy thức nhị thập tụng,
Huyền Trang dịch, 1 quyển;
9.
Duy thức tam thập tụng (sa. triṃśatika-vijñāptimātratā-kārikā), Thế
Thân soạn, Huyền Trang dịch, 1 quyển;
10. Đại thừa trang nghiêm kinh luận (sa. mahāyānasūtralaṅkāra-śāstra), Vô Trước
soạn, Ba-la-phả-mật-đa (sa. prabhākāramitra) dịch, 13 quyển;
2.Chủ trương của Duy Thức Tông
Quan điểm chính của tông này là tất
cả vạn pháp và con người đều do thức biến, mọi cảm nhận của con người đối với
hoàn cảnh bên ngoài chỉ là do tâm tạo tác, vốn là không thực có.“ Chủ-trương
của Duy-thức tôn là phá trừ vọng chấp ngã, pháp (biến kế sở chấp), bằng cách
chỉ cho chúng sanh thấy tất cả các pháp đều nương nơi thức hiện ra (y-tha
khởi), và mục dích cuối cùng lá đưa chúng sanh trở về với tánh chân thật
(viên-thành thật)”[2].Thế
giới bên ngoài thuần túy chỉ là thức vì khách quan và chủ quan đều không có
thực. Sự cảm nhận chỉ là một ảo ảnh do thức A-lại- gia biến hiện mà bị lầm
tưởng là thực.
Khi chúng sanh thấy rõ các pháp là
do thức biến hiện thì không còn chấp thật ngã và thật pháp nữa.Biết cảnh và vật
giống như chiêm bao thì không còn bị cảnh lôi kéo.Khi tỉnh thức thì sẽ nhận rõ
được bản chất của nhân sinh vũ trụ, thấy được tánh viên thành thật của chính
mình, đó là chủ trương của duy thức tông.hay dễ hiểu hơn là Duy thức Tôn chủ
chương vạn hữu vũ trụ quy về duy thức tướng, rồi từ duy thức tướng tu tập để
trở về duy thức tánh.
3. Sự phát triển của Duy thức tông
Tông Duy thức xuất hiện tại Ấn Độ,
chính nơi đây tông phái này đã phát triển vào thế kỷ thứ sáu công nguyên,.Ngài
Di Lặc được coi là sơ tổ của tông phái này. Asanga (Vô Trước) và Vasubandhu
(Thế Thân), người Tây Bắc Ấn đã hệ thống hóa và phát triển tư tưởng ba giáo
nghĩa về Tàng thức, Tam tướng và Tam thân Phật. Khi tác phẩm Tam thập tụng của Bồ tát Thế thân
xuất hiện đánh dấu một bướt ngoặc phát triển của Tông phái này, giáo nghĩa của
Duy thức đã được Ngài tóm tắt trong tác phẩm Tam Thập Tụng. Có mười tác phẩm
luận giải tam thập tụng mà về sau Ngài Huyền Trang khi phiên dịch từ bản Phạn
sang chữ Hán thì đã đặt tên là thành Duy Thức Luận.
Duy thức Tông biến mất khỏi đất nước
Ấn Độ khi chịu chung số phận Phật giáo bị tàn diệt vào khoảng 1.100 sau T.L.Các
nhà đại học giả đã truyền Duy thức tông qua Trung Hoa, Tây Tạng, Mông
Cổ...Trung Hoa là đất nước tiếp nhận giáo nghĩa Duy thức do hai bậc đại trí huệ
là Paramàrtha (500-569) từ Ujjayini (Ogein) đến Đông Ấn năm 546 sau T.L và Ngài
Huyền Trang khi du hoc ở đại học Na-lan-da trở về nước (khoảng 650).Cũng chính
từ ngài Huyền Trang mà tên gọi Duy Thức Tông đã được biết đến.Ngài Huyền Trang
đã tóm tắt giáo lý Duy thức của Ngài trong tác phẩm Thành Duy Thức Luận.Đây là
bản luận mà Ngài Huyền Trang chủ yếu ăn cứ nhiều nhất vào ngài Dharmapàla (Hộ
Pháp), Trụ trì chùa Nalanđà (Na-lan-đà), và tương đối coi nhẹ chín vị khác [3].Ngài
Khuy Cơ chính là nhân vật có nhiều sớ giải quan trọng đối với Duy thức, Ngài là
vị đệ tử ưu tú nhất của Ngài Huyền Trang. Khuy Cơ Đại Sư viết nhiều bộ luận và
một bộ bách khoa từ điển về giáo lý Đại Thừa, đây cũng chính là thời kỳ tông
Duy thức được truyền bá mạnh mẽ khắp lục địa Trung Hoa và trở thành một tông
phái lớn thời bấy giờ. Chẳng bao lâu thì thì duy thức được chia ra làm hai ,
một ngành ở phương Bắc và một ngành ở phương Nam, đến thời nhà Nguyên thì Tông
duy thức bị thất truyền..Đến năm 653 Duy thức truyền bá tới Nhật bản và được
biết đến với tên Pháp Tướng Tông. Trong thời đại Tempyo với sự cố gắng truyền
bá của Đại sư Sojo Gien pháp tướng tông đã phát triển khắp xứ Nhật Bản. Đến nay
thì tông phái này chỉ là một tông phái nhỏ, với với 44 chùa và 700 tăng sĩ.
4.Những khái niệm quan trọng trong Duy Thức
Pháp là gì? Theo Duy thức nhập môn
thì “Phàm cái gì, tự nó có thể giữ được hình dáng hay khuôn khổ của nó, làm cho
người khi trong thấy nó, biết được đó là vật gì thì gọi là Pháp”.Nhậm trì tự
tánh, quỷ sanh vật giải.
Nói dễ hiểu thì từ vật chất cho đến
tinh thần , ý niệm vừa móng khởi cho đến những vật không có thật như lông rùa,
sừng thỏ, cho đến có không hay không không đều được coi là pháp.
Thức (vijnana) là một thuật ngữ quan trọng trong Phật pháp, chỉ sự “nhận
biết”. Thức là hoạt động tâm lý, sinh ra sau khi giác quan (căn) tiếp xúc với
đối tượng (trần). Vai trò của thức cực kỳ quan trọng; nó là một trong năm yếu
tố trong Ngũ uẩn và là yếu tố thứ ba trong Thập nhị nhân duyên. Tám thức
Tâm vương được coi là tám pháp chính yếu của tâm.
Nhãn thức. Thức của mắt:
thấy;
Nhĩ thức. Thức của tai:
nghe;
Tỷ thức. Thức của mũi: ngửi;
Thiệt thức. Thức của
lưỡi: nếm
Thân thức. Thức của thân
thể: toàn thân, đụng chạm, sờ mó;
Ý thức. Thức của ý: nhận
thức;
Mạt-na thức. Thức ô
nhiễm;
A-lại-da thức. Thức lưu
trữ; chân thức hoặc căn bản thức.
Năm thức đầu tương ứng với năm giác quan của ta. Thức thứ sáu tổng hợp năm
thức trên, sản sinh ấn tượng tâm thần. Thức thứ bảy là thức tự nhận biết về
chính mình; gọi là thức ô nhiễm vì nghĩ rằng mình có một “cái tôi”. Thức thứ
tám tồn trữ hết thảy những trải nghiệm của các kiếp sống vô tận.
Tuy nhiên, cái thao tác mạnh mẽ nhất là Mạt na thức: thức ô nhiễm. Nó đưa
tới những hoang mang về bản ngã, tới cảm giác bị thương tổn hoặc kiêu hãnh.
Chính xác, nó đúng là cái dạng của thức mà người Phật giáo nỗ lực tìm cách
khuất phục cho bằng được vì Phật giáo xem Mạt na thức đặt cơ sở trên cái nhìn
mê lầm giả tạo về bản ngã và về thực tại. Dòng chảy của các biến cố tâm
thần mà bạn trải nghiệm, để lại hạt mầm – chủng tử (bija) – của nghiệp trong
thức lưu trữ, gọi là Tạng thức, Hàm tàng thức: A-lại-da thức. Các hạt mầm được
tồn trữ trong nhà kho đó cho tới sau cùng, khi hội đủ các điều kiện thích đáng,
chúng chín muồi và rồi ảnh hưởng lên các biến cố về sau. Lý thuyết ấy của sư
Thế Thân đã giải thích không chỉ riêng về sự tiếp nối của kinh nghiệm mà còn cả
về bản tính tự khởi tự hành của nghiệp báo.
A-lại-da thức chứa đựng mọi kinh nghiệm trong kiếp sống của mỗi con người
và nguồn gốc của tất cả các quan niệm tinh thần. Theo quan điểm của Pháp tướng
tông thì A-lại-da thức là nơi tập hợp mọi nghiệp quá khứ rồi tới một thời điểm
nhất định, tác động lên kiếp tái sinh. Và cá thể thật ra chỉ là dòng sinh diệt
tiếp nối của vô số chủng tử của nghiệp, do đó, không có một bản ngã cố
định.
Lúc này, bạn đang trải nghiệm các kết quả hành động của bạn trong quá khứ,
vì những hành động ấy ảnh hưởng lên thức lưu trữ của bạn – và hết thảy những gì
bạn từng làm trong quá khứ được bảo tồn chất chồng, đang ảnh hưởng lên hiện tại
của bạn. Do thế, có thể có một lỗ trống giữa một sự cố có tính nghiệp báo với
các kết quả của nó, mà không cần giả thiết phải có một bản ngã hay một linh hồn
đang tiếp tục thường tại.
Vì tàng trữ và tác động nên A-lại-da thức còn được gọi là Căn thức, thức căn bản của mọi hiện tượng. A-lại-da thức gồm chứa 7 thức kia, từ đó phóng chiếu thành bóng ảnh khiến con người có cảm giác như thật về những cái là hình hài, sắc tướng, âm thanh, mùi vị, ý tứ,... - tức là cuộc đời. Như thế, cuộc đời vốn chỉ là bóng ảnh, ở trong nhận thức, phát sanh từ nhận thức và tắt mất vào đó. Cuộc đời dứt tuyệt vào thời điểm A-lại-da thức và 7 thức kia không còn nhận ra nó.
Vì tàng trữ và tác động nên A-lại-da thức còn được gọi là Căn thức, thức căn bản của mọi hiện tượng. A-lại-da thức gồm chứa 7 thức kia, từ đó phóng chiếu thành bóng ảnh khiến con người có cảm giác như thật về những cái là hình hài, sắc tướng, âm thanh, mùi vị, ý tứ,... - tức là cuộc đời. Như thế, cuộc đời vốn chỉ là bóng ảnh, ở trong nhận thức, phát sanh từ nhận thức và tắt mất vào đó. Cuộc đời dứt tuyệt vào thời điểm A-lại-da thức và 7 thức kia không còn nhận ra nó.
Theo kinh Lăng già, A-lại-da thức còn được gọi là Chân thức. Trong A-lại-da
có một bộ phận gọi là Chân, là Tịnh; cũng gọi là Như Lai tạng. Nó thường được
xem là “chân lý tối hậu”, và có khi được gọi là Chân như (tathata). Do đó, một
khi hành giả chỉ giữ lại A-lại-da thức để tâm không còn vô minh thì dễ giác
ngộ, nhập cảnh giới niết bàn.
Học thuyết ba thân cũng chính là
điểm đặc sắc của Duy Thức
Phật là tước hiệu, mang ý nghĩa “Ðấng giác ngộ”. Trong cách gọi trực tiếp
và rành mạch nhất, danh hiệu Ðức Phật nếu dùng riêng là chỉ có ý đề cập tới
ngài Tất-đạt-đa Cồ-đàm. Nhưng về mặt học thuyết, Phật giáo nới khá rộng ý nghĩa
của từ ngữ Phật ra ba cách:
Phật giáo tin rằng đã đang và sẽ có thêm nhiều đấng giác ngộ khác. Trong
khi xem xét những truyền thống Phật giáo sớm sủa nhất, chúng ta đã tìm thấy ý
tưởng về một vị Phật tương lai, đấng sẽ đến để phục hồi Phật pháp khi những lời
giảng ấy gặp thời suy mạt ở chốn thế gian. Và đấng ấy là Phật Di Lặc.
Trong truyền thống Ðại thừa, ý niệm ấy được dàn trải sâu rộng hơn để gồm
vào nhiều vị Phật, mỗi vị có phẩm tính cá biệt hoặc phô bày một dạng thức trí
huệ đặc thù. Quan điểm đó làm nổi bật ý tưởng rằng quả vị được Phật Thích Ca
thành tựu mang ý nghĩa trọng đại và phổ quát, và đó cũng là khả năng thành tựu
của hết thảy chúng sinh, như chúng ta đã thấy ở phần trên về ý tưởng “Phật
tính” và “Như Lai”.
Theo lời ghi lại trong kinh điển, Ðức Phật từng nói “Người nào
thấy Pháp (Dharma: lời Phật giảng dạy và cũng là chân lý) tức là thấy Ta”. Như thế, tiếng Phật
trở thành một thuật ngữ không chỉ dùng để nói tới những ai đã giác ngộ mà còn
nói tới chân lý được vén lộ trong sự giác ngộ ấy.
Còn nữa, trong khi chiêm nghiệm và quán tưởng như ứng dụng phương pháp tự
hình dung hoá – cách riêng theo truyền thống Tây Tạng – có triển khai một cấp
độ phong phú, bao gồm toàn bộ các hình dung về chư Phật và chư Bồ tát với những
hình ảnh và màu sắc đa dạng, mỗi ảnh sắc phô diễn một khía cạnh của giác
ngộ.
Ba cách thức vừa kể đã dẫn đưa Ðại thừa tới các lời giảng được gọi là Ba
Thân (trikaya). Học thuyết ấy tuyên bố rằng có ba thân của Phật:
Pháp thân (dharmakaya). Tự tính của Phật vốn sáng suốt, trung lương, chiếu
rọi khắp nơi mọi lối. Ðây thực là chân thân của Phật. Pháp thân cũng được hiểu
là thể tính thật sự của Phật, đồng nghĩa với Chân như là thể tính của vũ trụ. Ðây
cũng là Phật tính mà mọi sinh linh đều có chung, và cũng là Pháp hiểu theo hai
nghĩa: một là qui luật vận hành trong vũ trụ, hai là những lời giảng của Ðức
Phật Thích Ca.
Báo thân (sambhogakaya). Thân do công đức và giác ngộ của các Bồ tát hoá
hiện cho chúng sinh thấy. Cũng vì thế được gọi là Thụ dụng thân, thân hưởng thụ
được qua những công đức thiện nghiệp đã tạo. Các thân Phật này – ba mươi hai
tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp – được mô tả trong kinh điển Ðại thừa và được hình
dung trong tu tập sùng kính, phô bày một cách hình tượng các phẩm tính của giác
ngộ.
Hoá thân (nirmanakaya). Còn gọi là Ứng thân. Thân xuất hiện của Phật trên
thế gian này trong nhân dáng loài người để tuỳ vào từng loại chúng sinh khác
nhau mà giao tiếp và cứu độ. Hoá thân này cũng bị chi phối bởi quá trình sinh
lão bệnh tử như con người bình thường.
Duy thức đối với hiện hữu của vạn
pháp và tự tính, bắt nguồn từ sự chiêm nghiệm của Ngài Vô Trước về Không tính.Cách
hiểu này hơi khác đối với Trung Quán Tông.Ta có thể thăm dò điều đó qua cách
diễn giải dung hợp của Kimura Taiken, học giả người Nhật trong cuốn Ðại thừa
Phật giáo Tư tưởng luận, bản dịch của Thích Quảng Ðộ, Sài Gòn, không ghi nhà
xuất bản, t. 238-239, khi ông dùng cụm từ “Chân-không Diệu-hữu” rằng:
“Tuy
nhiên, nếu nói một cách đại khái, thì theo tôi tất cả đều qui nạp về bốn chữ
‘Chân-không Diệu-hữu’. Chân-không [hư không] nghĩa là hết thảy hiện tượng đều
không có tự tính, còn Diệu-hữu là chỉ sự tồn tại của vạn pháp [pháp, dharma] mặc
dầu vạn pháp đó không có tự tính. Hai quan niệm này không bao giờ xa lìa nhau,
đó là đặc sắc của triết học Ðại thừa. Về phía Tiểu thừa, có những nhà quan niệm
luận cho rằng hết thảy các pháp đều là giả danh, không có thực thể. Nhưng trái
lại, cũng có những người chủ trương ba đời thật có, pháp thể hằng có, đó là bộ
phái Thực tại luận cực đoan. Ðại thừa chỉ thống hợp cả hai quan niệm đó mà chủ
trương Chân-không tức Diệu-hữu. Ðó là chỗ lập cước căn bản của Ðại thừa. Dĩ
nhiên về triết học Ðại thừa, cũng có người chỉ thiên về phương diện Chân-không
mà lập thành thế giới quan nhưng cũng có người phản đối chủ trương ấy mà
nghiêng về diện Diệu-hữu để khảo sát các hiện tượng.
Tuy có những chủ trương tương phản đó, nhưng bất luận chủ
trương nào cũng đều thừa nhận rằng: Chân-không không ngoài Diệu-hữu và ngược lại.
Nghĩa là khi đã đạt đến tuyệt đối thi Chân-không là Diệu-hữu, Diệu-hữu tức
Chân-không. Ðó là điểm cộng thông của tất các các bộ phái Ðại thừa”.
Học thuyết Như Lai
tạng cũng là một giáo lý tối quan trọng đối với Duy thức và Phật giáo Đại thừa.
Như Lai tạng theo tiếng sanskrit là tathagatagarbha, gồm hai chữ. Một là
tathagata nghĩa là Như Lai: người đã đến như thế, danh hiệu của vị đạt giác ngộ
ở bậc cao nhất, và cũng là một trong mười danh hiệu của một vị Phật. Garbha
nghĩa đen là cung lòng người nữ, nghĩa bóng là mầm, được dịch sang chữ Tây Tạng
có nghĩa là nơi chứa đựng, ẩn giấu và khả năng nuôi dưỡng.
Hiểu theo Ðại thừa, Như Lai tạng đồng nghĩa với Phật tính. Học thuyết Như
Lai tạng hay Phật tính hàm chứa ý tưởng rằng sinh linh nào cũng ẩn chứa trong
lòng nó một vị Phật, một mầm Phật, nghĩa là mọi sinh linh đều có Phật tính.
Sinh linh nào cũng có tiềm năng tăng trưởng đạt quả vị Phật. Mọi loài đều có
khả năng đạt giác ngộ và trở thành Phật mà không bị hạn chế bởi kiếp sống hiện
tại.
Ở đây, quan điểm của Ðại thừa có khác với của Tiểu thừa về vấn đề mọi loài
có sở hữu Phật tính thường trực hay không. Hầu như không nhắc tới Phật tính,
Tiểu thừa cho rằng không phải sinh linh nào cũng có thể thành Phật. Ðại thừa
vốn đặt quả vị Phật làm mục đích cao nhất nên cho rằng việc thể hiện Phật tính
nằm sẵn trong hết thảy chúng sinh, thông qua phép tu học nhất định.
Kinh Phạm Võng ghi: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính”. Trong kinh Pháp Bảo
đàn, phẩm thứ hai: Bát nhã, vị tổ thứ sáu của Thiền tông Trung Hoa là Huệ Năng
viết rằng: “Phải biết người ngu, người trí Phật tánh vốn không có khác, chỉ
[vì] duyên mê ngộ không đồng, nên [mới] có ngu có trí.”[4]
Như thế, Phật tính là tính giác ngộ, bản tính tốt lành, mầm lương thiện
trong lòng của hết thảy các loài, bất kể con người hay thú vật. Còn nữa, Phật
tính cũng tức là Chân như (tathata). Chân như là bản tính thường còn, bất diệt,
chân thật, sáng suốt trong lòng của mọi sinh linh. Đối với người trí it
dục thì khi tu tập thì sẽ tỏ rõ được cái chân như mà biết tránh nẻo quấy mà
thấy rõ đường chơn chánh.
III.Kết
Luận
Quá
trình phát triển của Phật giáo được các vi Tổ sư tuy theo căn cơ của mỗi thời
mà giảng giải giáo lý của Đức Thích Tôn. Duy thức tông cũng không ngoài tinh
thần tùy căn cơ mà cho thuốc của Phật giáo. Traỉ qua từng thời kỳ mà giáo nghĩa
được các vị Bồ tát phát triển hoàn chỉnh. Chúng sanh cách Phật càng xa càng thì
căn cơ cang chậm lụt, nghiệp chướng và khổ đau ngày càng nhiều.Chính vì thế mà
giáo pháp của Phật càng về sau càng phát triển những tư tưởng mới lạ để hợp với
căn cơ của thời đại.Mục đích cũng vì hóa độ chúng sanh thoát khỏi phiền não
buộc ràng mà chứng nhập cảnh giới an lạc , giải thoát.Qua đó những chứng bệnh
thời đại như stress hay tâm thần không còn là bệnh trầm kha của con người nữa ,
chỉ cần khéo léo áp dụng giáo lý Duy Thức thì mọi căn bệnh thịnh hành của thời
đại sẽ được chữa lành. Vì vậy người viết rất mong được tắm mình trong biển pháp
duy thức học nói chung và triết lý thức alaya nói riêng. Cũng có thể giúp mọi
người nhận được niềm hoa hỷ nơi giáo pháp này.
“Lướt trên sóng sinh tử
Thuyền từ dạo biển mê
Nụ cười vô úy nở
Phiền não tức bồ đề”.
Bài
này là nói về hạnh môn. Các vị Bồ-tát ban đầu cũng trôi lăn trong biển sinh tử,
thường ngã, nhưng mà nhờ thực tập vô thường quán, vô ngã quán cho nên từ cái
thế giới của hiện tượng mà tiếp xúc được với thế giới của bản thể, Niết-bàn..Vì
thế mà nụ cười bất diệt sẽ luôn nở rộ trên môi người hành giả .
[2] HT.Thích Thiện Hoa, Phật Học Phổ
Thông, NXB Tôn giáo, 2005.
[3] Mười vị Luận Sư theo thứ tự:
Bandhusri (Thân Thắng), Citrabhàna (Hỏa Biện), Gunamati (Ðức Tuệ), Sthiramati
(An Tuệ), Nanda (Nan-Ðà), Suddhacandra (Tịnh Nguyệt), Dharmapàla (Hộ Pháp),
Jinaputra (Tối Thắng Tử), Visesamitra (Thắng Hữu), Jnànàcandra (Trí Nguyệt), ngài
Huyền Trang căn cứ nhiều nhất vào giáo nghĩa của ngài Hộ Pháp (G.c.D.).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét