Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Nhận thức Luận Phật



MỤC LỤC

2.Thiền Quán Bát Nhã. 5



















I.Dẫn nhập
   Ấn độ cổ đại là một vùng đất thuộc Nam Châu Á, vì vùng phần lãnh thổ rộng lớn cho nên đặc điểm khí hậu đất đai cũng rất đa dạng. Ấn độ là một quốc gia sở hữu nhiều dãy núi hùng vĩ tráng lệ trong dãy Hymalaya kéo dày hơn hai ngàn Km. Dãy Hymalaya được mệnh danh là nóc nhà thế giới. Đây là yếu tố địa lý có ảnh hương sâu dẫn tới quá trình hình thành trong sự phát triển tôn giáo, triết học của người Ấn Độ cổ đại. Tuy nhiên nhơn tố có ảnh hưởng lớn nhất tới quá trình này là nhân tố kinh tế- xã hội.Phật giáo cũng là một tôn giáo của Ấn Độ và  thế giới. Khi xuất hiện thì Phật giáo đã đem laị những cái nhìn hết sức mới về nhân sanh và vũ trụ.Tín ngưỡng bản địa của Ấn Độ là tín ngưỡng thần quyền, thờ cúng rất nhiều các vị thần. Đạo Bà-la môn là một tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội Ấn hang ngàn thế kỷ. Vì thế khi Phật giáo xuất hiện và phát triển thì cũng có những những điểm giống đối với Đạo này.Cách hiểu của các vị đệ tử Phật xuất hiện từ giai cấp Bà-la -môn cũng còn mang ít nhiều hệ thống tư tưởng của tôn giáo này. Vì lý do đó mà người viết đã chọn chủ đề “Nhận Thức Luận Qua Kinh Sách Phật Giáo”nhằm làm sang tỏ thêm cho người mới học Phật có cái nhìn đúng về Đạo Phật.Trải qua một thời gian dài phát triển qua nhiều quốc gia nên cách nhận thức của con người đối với Phật giáo cũng khác biệt đối với thời Đức Phật. Đó cũng chính là điều tất nhiên trong tiến trình phát triển Triết học của Phật giáo nhằm cứu vớt con người ra khỏi sông mê đau khổ.Giới hạn của đề tài là người viết chỉ tình bày nhận thức của Phật giáo về Thiền quán Bát nhã trong các kinh luận Bắc Tông. Nguồn viết tiểu luận thì rất nhiều nhưng chính yếu thì những kiến thức mà giảng viên đứng lớp trao tuyền và các kinh sách có lien quan như  “Kinh Kim Cang”, “Kinh Lăng Già”, “Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa”, “Pháp Bảo Đàn Kinh”… Với sở học còn non kém, nhận thức chưa sâu, con kính mong giáo thọ sư chỉ giáo để luận văn đầy đủ và sáng tỏ thêm. Từ mục đích và phương pháp nghiên cứu như đã trình bày ở trên.










II.Nội Dung
1.Khái quát về nhận thức luận Phật giáo.
   Nhận thức luận hay tri thức luận là ngành triết học nguyên cứu về bản chất, nguồn gốc, và phạm vi của tri thức. Trong lịch sử của triết học thì nhận thức là một ngành được tranh luận và nguyên cứu nhiều nhất. Phần lớn tranh luận tập chung vào hai chủ đề chính là phân tích bản chất và sự đa dạng của tri thức cũng như mối quan hệ của nó với các khái niệm tương tự như chân lý và niềm tin. Nhận thức nói một cách đơn giản chính là biết rõ về một lãnh vực nào trong cuộc sống. Nói đến nhận thức thì phải nói đến hành động, ngôn ngữ và lý luận. Giáo lý Tứ Đế mà đức Phật nói cho năm anh em Kiều Trần Như tại vườn chính là khuôn mẫu về ngôn ngữ và lý luận.
Nhận thức của Phật giáo được Ngài Nguyệt Xứng (Dharmakirti) nói: “Mọi hành động thành công là nhờ trước đó nhận thức đúng, vì vậy chúng ta bắt đầu khảo sát điều đó”( Nyàya-bindu; Chánh lý nhất trích luận).Như vậy nhận thức luận Phật giáo chính là chú trọng khảo sát và hành động phát hiện mối qua hệ giữa nhận thức và đối tượng nhận thức. Hàng ngày chúng ta tiếp xúc với biết bao thông tin, và phải xử lý chúng, coi chúng là sự thật hiện hữu dù ta có chú ý đến chúng hay là không. Khi sáu căn tiếp xúc với ngoại cảnh thì nhận thức về sự vật ấy qua hình dáng và phân tích sự vật. Cảm giác về sự hiện hữu khách quan đó được nới rộng ra cho phẩm tính của sự vật ấy.Ta cho rằng sự vật có kích thước có khối lượng là điều hiển nhiên mặc dầu ta có nghĩ đem những phẩm tính ấy ra đo lường. Ta gán cho sự vật một thể tính khách quan.Với kinh nghiệm như vậy nên từ lâu ta đã có lối tư duy cho rằng những kinh nghiệm mà ta tiếp nhận qua giác quan hay tưởng qua kinh nghiệm đều là thực. Như khi ta ngắm bông hoa thì ta có cảm tưởng là cảm giác , tri giác và ý thức của ta cùng tồn tại với sự hiện diện của bông hoa cùng tồn tại như nhau về thời gian.Thực ra thì không phải là một cảm giác,một tri giác và một ý thức thức tồn tại mà hàng loạt cảm giác, tri giác và ý thức cùng nhau phát sinh ra, chúng nói tiếp với nhau như những đợt sóng.
Lối quan niệm thực tại theo bản chất của sự vật đã được các triết gia Đông Tây bàn cãi với những ý kiến khác nhau, đôi khi tái ngich với nhau.Vấn đề có hay không có thực tại khách quan không bao giờ có được bởi những người tranh cải không đồng ý mọi tiêu chuẩn giống nhau để đem ra áp dụng. Những chuổi dài quanh co lý luận , suy tưởng những gì quán sát được và những thành quả kết thúc cuộc tranh cãi.Từ Xưa đến nay chỉ có Phật giáo là định nghĩa rõ ràng những tiêu chuẩn khảo sát và phê bình tính xác đáng và quan trọng từng hiện tượng tâm nối tiếp  sinh khởi, bắt đầu tác ý, đến xúc, thọ, tưởng, tư, và đến cuối cùng về hiện hữu là gì.
Theo Ngài Pháp Xứng thì , sự vật thật là sự vật có khả năng tính tác dụng nơi ta trở thành đối tượng của một chuyển thức. Chuyển hạn như căn cứ “Căn cứ trên thứ kinh nghiệm nào để nói lên một sự vật nào đó thật?”Chuyển thức là từ bản thể liễn biệt của thức “Khi chuyển biến thì hiện ra hai phần, một phần có khả năng phân biệt nhận biết, gọi là kiến phần, phần kia không có khả năng phân biệt, chỉ làm đối tượng cho kiến phần gọi là tướng phần”(Luận Thành Duy Thức, Thích Thiện Siêu dịch và chú).Nói cách khác thì vật phải phát động tính đồng tri giác cho đến khi nhận biết rõ nó.Cái Thật phải có khả năng tính tác dụng theo luật nhân duyên.

2.Thiền quán về Bát Nhã .
Bát nhã được dịch là Trí Tuệ, có khả năng đưa người qua bờ bên kia. Bát Nhã được chia ra làm ba loại là Văn Tự Bát Nhã, quán chiếu Bát Nhã, Tánh  Tướng Bát Nhã.
Văn tự bát nhã: là dùng khả năng nghe, đọc, văn tự để phát sinh trí tuệ thấy được thật tánh của các pháp.
Quán chiêú bát nhã là dung trí tuệ để quán chiếu, quán sát, từ đó nhận ra được mọi sự vật là Không, do nhân duyên hòa hợp mà có mặt.Sắc, thọ, tưởng,hành, thức đều là không.Trong Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa có viết “Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách.”
Tự tướng bát nhã:Là không dung tâm để suy nghĩ mà nhận ngay ra thực tướng của các pháp vốn là không thực có.Chỉ do nhân duyên hòa hợp nên có mặt, hết duyên thì hoại diệt, không có gì bền chắc.
Ngoài ra thì trí Bát nhã được chia ra làm phân biệt trí và vô phân biệt trí hay là căn bản trí và hậu đắc trí.Trí phân biệt là trí của hang phàm phu, còn vô phân biệt trí là trí của bậc thánh.Căn bản trí là trí tự mỗi con người đều có , hậu đắc trí là trí tuệ được chứng đắc khi tinh tấn tu tập.
Thât ra thì tư tưởng của hệ Bát nhã đã có từ thời Đức Phật. Từ giáo lý Vô ngã mà trải qua một thời gian dài phát triển mà tư tưởng coi thế giới hiện tượng này không thực sự tồn tại.Thời kỳ Phật giáo bộ phái thì tư tưởng này đã xuất hiện.Các luận sưtrường phái A-tỳ-đạt-ma có tuyên bố các pháp vốn không thật sự tồn tại.Tuy nhiên họ lai quá nhấn mạnh vai trò của pháp để chứng minh thuyết vô ngã của cá nhân , điều đó vô tình khiến các pháp có một tự ngã.Các bộ kinh thuộc hệ Bát nhã đi xa hơn , cả quyết rằng các pháp không có tự ngã.Như thế thì hệ tư tưởng này đã chuẩn bị bướt quan trọng để phá trừ kiến chấp vào sự tồn tại của thế giới hiện tượng. Theo Kinh Bát nhã thì nếu thực tại không tồn tại thì chư Phật và Bồ tát cũng không thực sự tồn tại.Khi ta nhận thức được các pháp vốn do nhiều nhân duyên hòa hợp tạo thành thì ta sẽ nhìn thấy được thực tại của pháp giới. Đức Phật khi chứng ngộ quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác là do ngộ được giáo lý Duyên khởi.Các vị phật quả khứ  cũng nhờ giáo lý duyên khởi mà giác ngộ, Theo Tương Ưng Nhân Duyên (Tương Ưng Bộ Kinh II), Thế Tôn Tỳ-Bà-Thi (Vipassi), sáu Thế Tôn tiếp theo Thế Tôn tiếp theo Thế Tôn Tỳ-Bà-Thi trong qua quá khứ, Thế Tôn Thích –Ca-Mâu-Ni và chư Thế Tôn trong vị lai đều chứng ngộ Vô Thượng Bồ Đề Từ giáo lý Duyên Khởi”.
Duyên Sanh là do cái này duyên cái kia mà sinh ra. Do duyên sanh nên tánh của các pháp là Không.Thế Tôn định nghĩa Duyên Khởi như sau: “Do vô minh, có hành sinh; do hành, có thức sinh;do thức, có danh sắc sinh;do danh sắc, có lục nhập sinh; do lục nhập, có xúc sinh; do xúc, có thọ sinh;do thọ, có ái sinh;do ái, có thủ sinh; do thủ, có hữu sinh; do có sinh sinh, có lão tử,sầu, bi, khổ, ưu, não sinh, hay toàn bộ Khổ uẩn sinh. Đây gọi là Duyên Khởi (hay Duyên sinh)”.(Tương Ưng Bộ Kinh II,tr.1-2)
Khi dùng trí tuệ quán chiếu thì nhìn thấy các Pháp vốn là không có thực, không có tự tánh, do nhân duyên mà thành. Do đó mà các pháp không có tự ngã, không có bản chất trường tồn, tức là vô thường.
Trong Tâm kinh Bát nhã ba la mật đa tâm kinh : “Quán tự tại Bồ tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách”.
Con người chúng ta do ngũ uẩn mà hợp lai tạo thành.Ngũ uẩn là Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn.
Sắc uẩn: Là xác thân của con người hoặc là cảnh vật. Nó gồm có tứ đại đất, nước, lữa, gió tạo thành. Khi bốn đại hợp lại thì xác thân hình thành,Khi bốn đại tan rã thì thân không còn nữa. Khi hiểu lý nhân duyên thì người hành giả nhìn lại bản thân mình thấy rõ nó là hợp thể do các duyên mà hình thành.Khi nhìn cho rõ thì ta thấy thật ra thân này ban đầu do  tinh cha huyết mẹ hợp thành, thần thức gá vào thành tấm thân này. Được tứ đại nuôi dưỡng nên phát triển, theo thời gian chịu sự chi phối của luật vô thường nên già, bệnh,chết.Như thế sắc thân này vốn không có tự thể, không thường còn, luôn chuyển biến không ngừng.Cho nên nói nó là không. Khi dùng ánh sáng trí tuệ soi chiếu thì sẽ nhận rõ được bản chất thật tướng của thân.
Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn cũng đều như thế.Tất cả các phần này đều do nhân duyên hợp lại mà có mặt.Khi hết duyên thì chúng trở về trạng thái không ban đầu.Bởi vật Bồ tát Quán Tự Tại khi quán chiếu với trí tuệ bát nhã đã thoát khỏi sự trói buộc của năm thủ uẩn mà giải thoát.
Trong kinh Bát thiên tụng bát-nhã-ba-la-mật-đa(sa. aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā) có đề cập đến bản chất của van pháp như sau:
“Sau đó qua thần lực của Phật,Tôn giả Tu-bồ-đề nói với Thế Tôn như sau: “thế Tôn nói ‘Ông hãy tùy hỷ thuyết về Bát –nhã-ba-la-mật-đa cho Bồ Tát Ma-ha-tát, hãy nói những vị này thể nhập Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế nào’.Bạch Thế Tôn, Bồ Tát được gọi là ‘Bồ tát’-vậy Bồ tát này  là tên gọi của Pháp nào? Bạch Thế Tôn,Con chẳng thấy pháp nào có tên ‘Bồ Tát’,và  cũng chẳng thấy pháp nào có tên ‘Bát-nhã-ba-la-mật-đa’cả.Thế Tôn! Vì không tìm ra, không nhận thức và cũng không thấy được một Bát-nhã-ba-la-mật-đa hoặc pháp nào tên’Bát –nhã-ba-la-mật-đa’-Thế thì Con nên giảng giải cho Bồ Tát nào thể nhập Bát-nhã-ba-la-mật-đa nào đây?”
Ta có thể nói về các pháp, các hiện tượng, nhưng nói về các pháp, tên gọi của các pháp không có nghĩa là các pháp sinh thành và tồn tại.
3.Bát nhã và Bất nhị.
Giáo lý Bát nhã là kết quả tiến triển của học thuyết Vô ngã. Vì thế khi nhìn nhận duyên sinh là do các chi phần như Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu,hữu duyên sinh, sinh duyên lão tử.
Với sự có mặt của tham ái hay chấp thủ, các chi phần nhân duyên của Duyên khởi được nhìn thấy là hữu vi (vô thường, đoạn diệt); với những ai ngay trên đời này mà ái diệt, thủ diệt thì các pháp là phi khổ đau, là trung đạo, là vô vi, như chính Thế Tôn xác định quan điểm của Thế Tôn: "Khi Tôi thanh tịnh, Tôi thấy thế giới thanh tịnh". Bài kệ mở đầu Trung Luận của Tổ Long Thọ cũng nói lên ý nghĩa ấy:
Bất sanh diệc bất diệt
Bất thường diệc bất đoạn
Bất nhất diêc bất nhị
Bất khứ diệc bất lai
Năng thuyết thị nhân duyên
Thiện diệt chư hý luận
(Chương I,Trung Luận)[1]
Duyên khởi đã được khẳng định chính là thực tánh của các Pháp.Đây chính là thật pháp, bất hư vọng tánh vọng tánh.Như Kinh Hoa Nghiêm đã đề cập trong giáo lý “Pháp giới trùng trùng duyên khởi”.Không có sự khác biệt hay là sự cao thấp đối với Lý Duyên Khởi mà Phật chứng ngộ với Pháp Duyên khởi của Hoa Nghiêm.
Với trí bát nhã thì tính Bất nhị của muôn pháp được hiển bày rõ ràng.Pháp nhị nguyên chỉ là pháp tương đối,đối đãi lần nhau.Dưới con mắt của phàm phu thì thấy có già trẻ, lớn bé, trước sau, trong ngoài, đông tây.Nhưng đối với hành giả với cái nhìn của trí bát Nhã thì không còn có sự phân biệt như thế.Đối với lập trường của người trẻ thì thấy người già là tương lai của mình.Đối với cái nhìn của người già thì thấy người trẻ là quá khứ của mình.Hai phần trẻ già đều là cái nhìn của chúng ta.Cảnh giới bất nhị là cảnh giới của chư Phật, không thể dung trí thức để suy lường hay định nghĩa được.Cũng như uống nước thì người uống nóng hay lạnh chỉ tự mình biết.Không thể nào dung ngôn từ để điển tả được cảm giác ấy.Tuy nhiên vì muốn hướng dẫn cho chúng sanh tư tưởng này mà các ngài đã dung ngôn ngữ để diển tả, mặc dù ngôn ngữ có giới hạn của nó là không thể nào diễn đạt hết những điều cần nói. Khi chưa thấy được tính chất giả hợp của các pháp, chúng ta còn mê mờ trong sanh tử luân hồi thì cần phải lựa chọn một pháp tu thích hợp để tu tậpkhi đã được giải thoát thì đều đồng nhau.Trí Bát nhã hiện tiền thì tâm như như bất đọng trước bát phong, không có gì sai khác.Các pháp môn mà đức Phật dạy cho chúng sanh không ngoài ý muốn đưa con người vượt qua bờ mê mà đi đến lộ trình của giác ngộ giải thoát.Trong Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh có đề cập đến pháp tu Bất Nhị : “Ngài Văn Thù Sư Lợi nói: Như ý tôi, đối với tất cả pháp không nói, không rằng, không chỉ, không biết, xa lìa các vấn đáp. Đó là nhập Bất nhị pháp môn.
Khi đó, ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi Duy Ma Cật: Chúng tôi nói rồi, đến lượt ngài cho biết thế nào là Bồ tát nhập Bất nhị pháp môn.
Duy Ma im lặng không nói. Ngài Văn Thù Sư Lợi khen rằng: Hay thay, cho đến không có văn tự, ngữ ngôn. Đó mới thực là nhập Bất nhị pháp mon.
Khi nói phẩm này, trong chúng có năm ngàn Bồ tát nhập Bất nhị pháp môn, chứng Vô sanh pháp nhẫn.  [2]
Do tâm của chúng sanh vọng chấp, coi có ngã có pháp mà trí bát nhã không được hiển bày.Bởi vật chư Phật vì lòng từ bi mà khai mở phương tiện, đặt ra các pháp môn khác nhau để tùy vào căn cơ của mỗi người mà chứng đắc các quả vị khác nhau.Khi thực sự hiển rõ được pháp tánh và tự tính của muôn pháp thì cùng hòa vào biển trí tuệ Bát nhã, không còn bị ngăn ngại bởi nghiệp chứơng và phiền não chướng. Người đó sẽ chứng đắc được Tam minh và Lục thông, tùy duyên mà làm lợi ích cho chúng sanh.Đời này là đời sau cùng, từ nay không còn thọ thân nữa.Như củi hết thì lữa tắt, không còn vương lại khói.Các vị Bồ tát này tùy theo hoàn cảnh mà sử dụng trí Bát nhã cho việc Phật sự.Như các vị Thiền sư thỏng tay vào chợ, không còn gì làm cho ô nhiễm, như vàng đã được luyện cho tinh, không còn bị khoáng chất làm ảnh hưởng nữa.Như trong Tâm Kinh Bát nhã có đề cập “Bất cấu bất tịnh bất tăng bất giảm”.Tâm chúng sanh vốn là thanh tịnh, nhưng bởi vọng chấp mà sinh ra những ràng buộc rồi tạo ra tội ác làm ô nhiễm tâm của chính mình.Trong Kinh Pháp Hoa , Đức Phật tuyên bố Ngài ra đời để chỉ cho chúng sanh cái tri kiến Phật mà mình có. Bởi do ham chơi chốn Ta-bà mà bỏ quên đi gia tài giải thoát mà mình có sẵn vì thế mà làm nhọc lòng chư Phật ra tay tiếp độ. Chỉ cho ta thấy được tri kiến Phật của mình, từ đó không còn phải chịu luân hồi sanh tử, trầm luân muôn kiếp.




















III.Kết Luận
   Giáo pháp của Phật như chiếc bè đưa người sang sông, khi đã qua xong thì bỏ lại bè.Cũng như hành giả khi chứng đắc được trí tuệ Bát nhã thì muôn phápđều buông như hoa đốm giữa hư không.Bởi các pháp là do duyên sinh tạo nên. Chúng không có thực tánh, chỉ do nhiều duyên tạo thành, nên nó là vô tướng , vô thường, vô ngã. Khi hành giả thấu rõ được chân lý này thì nhất thiết trí sẽ được chứng đắc. Khi đã hiểu rõ được bản chất của các pháp thì không còn bị sự trói buộc của cõi đời này nữa, cánh cửa Niết Bàn sẽ mở ra.Thế giới ngày nay chứa nhiều đau khổ, bởi con người bị Vô minh che lấp.Bởi do thấy ngã và ngã sở mà lầm chấp các pháp đều có thật. Do cái thấy sai lầm như thế mà con người sống như một tổ kén, tự tạo ra những trói buộc cho con người của mình và làm cho mọi người xung quanh đau khổ.Giáo lý Duyên khởi chính là con đường đưa con người đạt đến trí tuệ Bát nhã để cắt đứt mọi ràng buộc của con người.Mọi người đều có khả năng giác ngộ nhưng vì không chịu nhận lấy viên ngọc quý mà mình có nên mãi chịu cảnh nghèo túng.Các pháp môn đều là những vị thuốc chữa lành căn bệnh vô minh của chúng sanh, vì thế muốn có dduocj tuệ giác Bát nhã thì cần phải tinh tấn tu tập.











TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.HT. Thích Thiện Hoa, Phật học phổ thông, Quyển ba khóa I X, Nxb.Tôn giáo-2005.
2.Thích Chơn Thiện , Phật Học Khái Luận , NXB .Tôn Giáo , 2005.
3)Narada , Việt dịch Phạm Kim Khánh , Đức Phật và Phật pháp , NXB Tôn Giáo, 2006.
4. Tâm Minh (biên dịch) Kinh Thủ Lăng Nghiêm , NXB .Tôn Giáo ,2007.
5. Thích Thanh Từ, Thiền sư Việt Nam,  NXB TP Hồ Chí Minh , 1995
6. Thích Thanh Từ: Thiền sư Việt Nam,  NXB TP Hồ Chí Minh , 1995.
7.Tâm Minh biên tập,Kinh Thủ Lăng Nghiêm,NXB.Tôn Giáo,2007.
8.Thích Trí Tịnh,Kinh Diệu Pháp Liên Hoa,NXB.Tôn Giáo, 2008.


[1] Thích Viên Lý  dịch, Trung Luận, NXB.Tôn Giáo ,1995.
[2] HT Thích Trí Quảng, Lược Giải Kinh Duy Ma,NXB.Tôn Giáo,2009.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét