Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Phật giáo Đại Thừa và Tiểu Thừa



  I.Dẫn nhập
1.Lý do chọn đề tài
   Phật Giáo là một tôn giáo có quá trình lịch lịch sử phát triển lâu dài. Kể từ khi Đức Phật thành đạo ở Bồ đề đạo tràng và chuyển pháp luân tại vườn Lộc uyển , thuyết pháp hóa độ cho năm anh em Kiều Trần Như .Từ lúc ấy tăng đoàn của Phật giáo đã xuất hiện .Đức Phật cùng với năm vị tu sĩ này chính là nền móng đầu tiên của Tăng đoàn trong Phật giáo .Tổ chức của tăng đoàn sơ khai này theo thời gian được đức Phật phát triển, từ đó lớn lên và lang rộng ra khắp lục địa Ấn Độ , và tồn tại tới ngày nay và mang những màu sắc tăng bào khắp nơi trên trái đất.Theo lịch sử thì vào năm 528 đến năm 484 thì đức Phật đã đi khắp nơi từ thành Magadha đến thành Kosala qua các tiểu quốc, dọc sông Ganges và sông Gandak .Đây cũng là giai đoạn Ngài phát triển Tăng đoàn để đặt nền móng sau này thay ngài truyền bá chân lý giải thoát cho mọi chúng sanh.Với các tổ chức khéo léo tăng đoàn ngày càng phát triển lớn mạnh để chuyển bánh xe chánh pháp khắp mọi nơi.Giáo đoàn Phật giáo có mặt tại các quốc gia lúc bấy giờ đã làm thay đổi bộ mặt của hệ thống tư tưởng và nền văn hóa của mỗi quốc gia ấy. Đa số các nước thời bấy giờ đều theo Đạo Ba-la-môn, nhưng với trí tuệ và đạo đức của Đức Phật thì thượng tầng tri thức trong xã hội lúc bấy giờ đã phát nguyện tu tập theo chân lý Phật đã tuyên thuyết dưới sự hướng dẫn của tăng đoàn thời bấy giờ. Tăng chúng sống theo lục hòa cộng trụ chính là khuôn mẫu cho xã hội mong ước có được cuộc sống hạnh phúc. Sự kiện Đức Phật cho nữ giới xuất gia cũng chính là cuộc cách mạng xã hội thời bấy giờ, Ngài đã xóa bỏ được tư tưởng phân biệt giai cấp và giới tính tồn tại hàng ngàn năm của Ấn Độ thời đó. Theo thời gian thì vạn vật đều sẽ thay đổi và con người tu tập giải thoát dù biết rằng phải tự mình cất bướt lên mà đị nhưng cũng không thể tách rời cuộc sống của đoàn thể. Mối quan hệ giữa vị tỳ kheo đối với tăng đoàn chính là mạch sống của Phật pháp. Tăng đoàn thanh tịnh và hòa hợp chính là chổ dựa vững chắc cho người con Phật trên lộ trình tu tập giải thoát. Vì thế người viết đã chọn đề tài ”Đặc điểm tổ chức Tăng đoàn Phật giáo “ với mong ước Phật pháp được hưng thạnh và chúng sanh được thấm nhuần cam lồ vị của chánh pháp .
 2.Giới hạn đề tài
    Đề tài nói về đặc điểm tổ chức của tăng đoàn Phật giáo nên nó có giới hạn rất rõ ràng . Người viết sẽ đề cập những điểm đặc thù của giáo đoàn của Phật giáo và đặt trọng tâm trong quá trình lịch sử hình thành nên tăng đoàn, cấu trúc tổ chức của tăng đoàn .Trong 49 năm thuyết pháp Đức Phật đã dần dần hoàn thiện tăng đoàn qua 7 yếu tố giác ngộ. Từ đó tăng đoàn hưng thịnh và phát triển khắp nơi.
  3.Phương pháp nguyên cứu
   Đối với chủ đề này thì không có gì mới mẻ đối với các nhà nguyên cứu Phật học .Đề tài này được nhiều học giả đề cập trong các tác phẩm Phật học của mình. Nhưng đối với những người chưa biết đến nếp sống thanh tịnh hòa hợp của tăng đoàn thì đây cũng không phải là chủ đề cũ.Trong khi thực hiện tiểu luận này người viết đã dung phương pháp phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến cách tổ chức và lối sống thanh tịnh của tăng già. Bài tiểu luận này không đề cập đến phương pháp tổ chức mang tính hành chánh của giáo đoàn và không bàn đến đường lối phát triển của Tăng đoàn Phật giáo .






















 II.Nội dung

   1.BỐI CẢNH LỊCH SỬ ẤN ĐỘ THỜI ĐỨC PHẬT

     1.1. TÔN GIÁO

     Ấn Độ là  nước có bề dày phát triển đối với nhân loại , được xếp chung với các nền văn minh lớn của nhân loại như nền văn minh sông Nil và sông Dương Tử. Nơi đây là nền văn minh ở thượng lưu hai con sông lớn là Indus (sông Ấn) và sông Gange (sông Hằng). Tại đây đã hình thành một nền văn minh nông nghiệp phát triển. Chính vì văn minh nông nghiệp nên Ấn Độ là một nước một nền văn hóa nghiêng nông nghiệp nên việc thề các thần linh và các quan điểm thần bí về vũ trụ rất phát triển. Dân tộc Aryan Ấn Độ cư trú ở vùng Punjab nagys một phồn thịnh , nhất là về mặt tư tưởng thì rất phát đạt. Vì thế dân tộc này đã chế tác được bộ kinh điển đầu tiên, tức là kinh điển Rig Veda. Họ chia xã hội thành bốn đẳng cấp: Bà-la-môn (Brahmana – tăng lữ), Sát-đế-lợi (Shastriya – vương tộc, chiến sĩ), Phệ-xá (Vaisya – thứ dân, công nông thương) và Thủ-đà-la (Sadra – nô lệ, lao động cấp thấp), trong đó đẳng cấp Bà-la-môn là giai cấp thống trị. Giai cấp bà la môn trong xã hội chiếm nhiều sự ưu đãi trong xã hội đã tạo nhiều xu hướng triết lý và các cách thực hành khác nhau đôi khi chống báng lẫn nhau. Một xã hội rối rem với nhiều đẳng cấp và nhiều giáo phái đã làm cho những người dân thuộc giai cấp Phệ-xá và Thủ-đà-la vô cùng khốn đốn. Nhiều tư tưởng phản Vệ-đà và đặc biệt là sự hình thành của Lục sư ngoại đạo:
1. Purana Kasapa (Phú-lan-na Ca-diếp), theo chủ nghĩa Hoài nghi.
2. Makkhali Gosala (Mạt-già-lê Câu-xá-la), theo chủ nghĩa Tất nhiên luận, tin tưởng vào  sự giải thoát tất yếu, tối hậu của con người.
3. Ajita Kesakambali (A-kỳ-đa Kê-sa-khâm-bà-la), theo chủ nghĩa Duy vật luận thuần túy và chủ nghĩa Khoái lạc cực đoan.
4. Pukudha Kaccayana (Phù-đa-na Ca-chiên-diên), chủ trương Tâm thường hằng, bất diệt.
5. Sanjaya Bellathiputta (Tân-nặc-da Tỳ-la-nê-tư), chủ trương theo Cảm hứng, trực giác tùy thời.
6. Nigantha Nataputta (Ni-kiền-tử Nhã-đề-tử), tức Ma-ha-vi-đề, giáo chủ Kỳ-na giáo, chủ trương khổ hạnh, có luân hồi, nghiệp quả. Học thuyết rất có uy tín, có một số điểm tương đồng với đạo Phật.

1.2. CHÍNH TRỊ

  Ấn Độ là một lục địa rộng lớn và có nền văn minh phát triển.Đây được coi là một trong những nền văn minh có mặt sớm nhất trong lịch sử nhân loại.  Không những là nơi có nhiều tư tưởng tôn giáo khác nhau mà Ấn Độ trong thời đại Đức Thích Ca cũng có nền chính trị chính thể quân chủ chuyên chế. Có hai nước còn tồn tại chế đô cộng hòa của thời cổ đại là Kosala (Kiều-tát-la) và Magadha (Ma-kiệt-đà). Nước Kosala ở phía Bắc Ấn Độ, đô thị là Sravatsti (Xá-vệ) và nước Magadha ở phía Nam sông Gange, đô thị là Rajagrha (Vương-xá). Hai nước này là trung tâm điểm của nền văn minh Ấn Độ, có nền kinh tế phát triển và đông dân cư. Phía Đông Bắc có nhiều dòng họ đóng đô chung quanh, gây thành trạng thái quần hùng các cứ lúc bấy giờ. Dòng họ của Đức Phật là Sakya (Thích Ca tộc), đóng đô ở Kapilavastu (Ca-tỳ-la-vệ), vùng này hiện nay bị ranh giới Ấn Độ-Nepal chia cắt, thời ấy tiếp giáp quốc độ Kosala về đông bắc và là một nước chư hầu của đế quốc này[1]. Cộng hòa Malla rất rộng có đến hai vua thống trị ở Pàvà và Kusinàrà. Kusinàra được miêu tả là nơi chốn không quan trọng nhưng chính nơi đây bậc Đạo sư đã viên tịch trong Niết-bàn tối hậu. Sđd, tr. 35. Cộng hòa Licchavrì với thủ đô Vesàli (Tỳ-xá-ly) và cộng hòa Videha (Vi-đề-ha) với thủ đô Mitthilà (Mi-thi-la) đã gia nhập liên bang Vajji (Bạt-kỳ), có một thời liên kết vài bộ tộc khác nữa. Ngoài các nước quân chủ và cộng hòa còn có các bộ tộc quan trong là Koliyas (Câu-ly), ở phía đông nam cộng hòa Sakya, thủ đô là Ràmagàma (hay Koliyanagara). Xa hơn nữa có bộ tộc Moriyas, thủ đô là Pipphalivana, tiếp giáp bộ tộc Koliya, mãi đến tận phía đông. Cuối cùng là dòng họ Kàlamas, thủ đô Kesaputta, nằm trong góc hướng về phía tây giữa sông Ghafgra và sông Hằng. Sđd, tr. 36. Dù chia ra nhiều vương quốc khác nhau  , nhưng dân chúng của mỗi quốc gia vẫn có thể đi qua biên giới của nước khác để làm ăn sinh sống .Thời kỳ này các nước sống tương đối hòa bình .

1.3. XÃ HỘI

 Thời cổ đại chủa Ấn Độ thì hình thức cúng bái và tế lễ rất được trú trọng , kính thần .Lúc đầu thì họ đặt ra người gia trưởng hay tộc trưởng là người dâng lễ cho thần linh được gọi là chức lễ ty .theo dong thời gian thì chức vụ lễ ty được chuyên môn hóa trở thành một giai cấp riêng gọi là Bà –la môn .Giai cấp này chuyên về tế tế nên chiếm địa vị tối cao trong xã hội. Giai cấp thứ hai là giai cấp coi về trị an của xã hội , đây là những chiến sĩ bảo vệ sự an bình cho bộ tộc và phân xử những bất đồng trong cuộc sống, về sau hình thành nên một bộ máy chính trị được gọi là Sát –đế -lợi.Giai cấp buôn bán và sản xuất những của cải cho xã hội là Phệ -Xá.Còn những người chuyên làm thuê hay thuê đất đai của các giai cấp khác để canh tác thì được gọi là Thủ-đà-la. Ngoài bốn giai cấp này còn có một giai cấp đặc biệt, không được xếp vào một giai cấp nào cả chính là chủ nhân của vùng đất phía nhưng khi bị dân Aryan từ miền đánh chiếm thì suốt cuộc đời chỉ làm nô lệ.  . Bốn giai cấp theo chế đô tế tập, cha truyền con nối nên giai cấp nô lệ cứ phải đời đời làm nô lệ tạo thành một tổ chức xã hội bất công.Người nghèo thì suốt cuộc đời chỉ chấp nhận phận nghèo, không có sự phấn đấu nào có thể vượt qua sự phân chia giai cấp bất di bất dịch này. Trong giai đoạn đó ngoài các vị thần đầy quyền năng được chấp nhận theo truyền thống tín ngưỡng thì chưa có một người thực sự, con người của lịch sử, cao cả mà gần gũi với mọi người. Một con người đầy tình thương yêu đồng loại đã xuất hiện. Vị ấy không đặt thêm những học thuyết, những tư tưởng mới mà chỉ dung nạp, hòa hợp lại với sự tu tập tự thân chứng ngộ những chân lý và đưa ra con đường cứu khổ cho con người. Sau khi thành đạo vô thượng Chánh đẳng giác, Ngài đã vì hạnh nguyện đô sanh mà thuyết pháp và đặc biệt là sự thành lập Tăng đoàn để duy trì mạng mạch chánh pháp. Đó chính là Đức Thích Ca, bậc A-la-hán Chánh đẳng giác.

2.Khởi nguyên của Tăng đoàn.

 2.1 Thành lập Tăng Đoàn .

  Theo các tài liệu để lại như Luật Tứ Phần , Ngũ phần và nhất là theo luật tạng Pali Mahavagga thì sau khi thành đạo và hưởng thọ sự an lạc của quả vị giải thoát dưới cội Bồ đề tại Bồ đề đạo tràng .Sau đó đức Phật đã chuyển Pháp luân tại Isipatana (chư tiên đọa xứ ) , thuộc  thuộc thị trấn Baranas để thuyết giảng Tứ Đế cho năm anh em Konỉdỉanõnõa(  Kiều Trần Như ).năm người này đã từng tu khổ hạnh chung với Phật. Khi nghe được giáo pháp thì 5 người này đã giác ngộ và theo Phật xuất gia trở thành những vị đệ tử đầu tiên và giáo đoàn của Phật đã được hình thành .
 Sau đó Đức Phật du hóa và thâu nhận các vị đệ tử khác như nhóm của trưởng giả Yasa và những người bạn và và năm mươi tư người bạn tại thành phố banaras .Số lượng các vị thánh A-la-hán đã lên 60 vị, rồi mỗi người đi về một hướng để thuyết pháp độ sanh theo lời dạy của Đức Phật .Đức Phật đến Uruvela (Ưu-lâu-tần-loa), Thế Tôn độ ba Tôn giả Kassapa (Ca-diếp) và ngót một ngàn đệ tử của ba vị này, khiến tất cả đều đắc quả A-la-hán .Sau đó đến Vương Xá hóa độ Xá –Lợi -Phất và Mục- Kiền- Liên và hai trăm năm mươi môn đệ của ngoại đạo sĩ Sanõjaya .Kể từ đây số đệ tử của Phật đã đạt tới 1250 vị A-la-hán , những vị này thường hay được đề cập trong Kinh điển . Hình thức xuất gia trong thời kỳ đầu này hết sức đơn giản .Đó chỉ là lời mời gọi của đức Phật đối với những ai muốn gia nhập tăng đoàn là “Đến đây, này Tỳ kheo” (Ehi bhikkhu- Thiện lai Tỳ kheo ).Tuy nhiên khi các vị đệ tử đi giáo hóa ở những nơi xa xôi thì khi có người phát tâm xuất gia thì Phật dạy thể thức cho phép các tỳ kheo làm lễ thế phát và thọ giới Tỳ kheo .Theo tập Mahàvagga (Đại phẩm), trước tiên, người muốn xuất gia phải cạo bỏ râu tóc, khoác y vàng, tiếp đến vị ấy phải đảnh lễ chúng tỳ kheo, chấp tay ngang ngực và lập lại nghi thức quy y Tam bảo :
Con thành tâm quy y Phật bảo (Buddham saranam gacchàmi).
Con thành tâm quy y Pháp bảo (Dhammam saranam gacchàmi).
Con thành tâm quy y Tăng bảo (Sangham saranam gacchàmi).
 Cũng có những vị trẻ tuổi muốn xuất gia thì được cạo bỏ râu tóc và cho thọ giới Sa di , khi đủ 20 tuổi thì mới được phép thọ giới Tỳ kheo . Đó là quá trình hình thành hội chúng Tỳ kheo .

2.2 Thành lập Ni Đoàn .

     Năm 524 trước Tây lịch . Trần Phương Lan dịch, Đức Phật lịch sử, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, (2000), tr. 271., tức năm thứ sáu sau khi Phật thành đạo, Vua Suddhodana (Tịnh Phạn )bệnh nặng Đức Phật đã trở về thành Kapilavatthu để thăm và thuyết pháp cho phụ hoàng chứng được quả vị A –la –hán trước khi mất. Phật bàn với vương tộc đưa Mahanama anh ruột của Tôn giả Anurudha lên làm vua. Thu xếp việc triều chính xong Phật cùng chúng đệ tử đến rừng Nirodha, ngoại thành Kapilavatthu. Bà Pajapati (Ma-ha-Ba-xà-ba-đề) đến cầu xin Phật cho phái nữ được xuất gia tu hành, sống đời sống không gia đình. Sau ba lần từ chối lời thỉnh cầu của di mẫu, Phật cùng Tăng chúng trở về Vesaly. Bà đã dẫn 500 thể nữ thuộc dòng họ Sakya, tự cạo bỏ tóc, khoát y vàng đến Vesaly xin được xuất gia. Cảm động trước cảnh đso Tôn giả Ananda năn nỉ giúp, Đức Phật mới chấp nhận lời thỉnh cầu của bà và nêu ra “Bát kỉnh pháp”, nội dung nhằm đề cao tính chất cao trọng của Tăng đoàn trong việc hướng dẫn giáo dục Ni đoàn mà suốt đời một Tỳ-kheo ni phải tôn trọng.Di mẫu và các vị này hoan hỷ tuân hành lời Phật dạy .Như vậy, bà Mahapajapati là đệ tử ni đầu tiên của Đức Phật.Tăng đoàn là đoàn thể tu tập hòa hợp như nước với sữa , không phân biệt giàu nghèo hay kỳ thị giới tính nam hay nữ, hành động đức Phật cho phép phái nữ xuất gia cũng là một cuộc cách mạng gây tiếng vang đối với toàn thể đất nước Ấn Độ thời bấy giờ và cũng gặp không ít sự chống đối của các học phái và chính quyền. Đây cũng là tập thể tiến bộ nhất của nhân loại đã xuất hiện .
 Bát kỉnh pháp
1. Tỳ-kheo ni phải y chỉ chúng Tỳ-kheo mà cầu thọ giới Cụ túc.
2. Tỳ-kheo ni cứ mỗi nữa tháng phải đến trú sở của chúng Tỳ-kheo mà làm lễ thỉnh thầy giáo thọ.
3. Tỳ-kheo ni mỗi năm một lần kiết họ an cư. Nếu trong vùng khoogn có chúng Tỳ-kheo nào thì tuyệt đối không được phép tự lập kiết hạ riêng.
4. Tỳ-kheo ni không được cử tội hay nói lỗi lầm của Tỳ-kheo. Ngược lại, Tỳ-kheo có quyền nói lỗi lầm của Tỳ-kheo ni.
5. Tỳ-kheo ni nếu lỡ phạm tội Tăng tàng phải tự mình xin sám hối trước hai bộ chúng Tỳ-kheo và tỳ-kheo ni trong kỳ Bố tát gần nhất.
6. Tỳ-kheo ni dù đã thọ giới Cụ túc lâu một trăm năm, nhưng đói với Tỳ-kheo mới thọ giới vẫn phải cung kính đảnh lễ chắp tay vái chào.
7. Tỳ-kheo ni sau mùa an cư phải đến trước tỳ-kheo xin chỉ những việc bất xứng ý của mình, bất luận việc ấy đã được hoặc mắt thấy, tai nghe hay ngờ vực.
8. Tỳ-kheop ni có điều gì cần hỏi Tỳ-kheo mà nếu vì một cớ nào đó tỳ-kheo không đáp, không được hỏi gặn thêm (Luật Tứ Phần: Ni không được phỉ báng Tăng). [2]
 Nhiều vị Ni đã tu tập và chứng thánh quả A-la-hán góp phần vào công việc hằng dương chánh pháp của giáo hội.Có rất nhiều vị Ni có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội thời bấy giờ .

 2.3 Các Tinh xá được hình thành.


2.3.1 Veluvana (Trúc Lâm tinh xá)
Trong thời gian đầu thì Đức Phật và các vị đệt tử là những du tăng , thường trú ẩn dưới những cội cây hay là trong những túp lều đơn gian hoặc là những hang động để tu tập thiền định.Cuộc sống đơn giản như thế nhưng chiếm rất nhiều cảm tình của dân chúng. Đến năm thứ ba sau ngày Đức Phật thành đạo, số đệ tử xuất gia, tại gia của ngài đã đông đảo và chiếm được sự ưu ái của quần chúng. Vua Bimbisara nước Magadha đã xin quy y Phật và hiến cúng rừng Veluvana (Trúc Lâm) trong đó nhà vua cho xây cất đầy đủ tiện nghi để dùng làm tinh xá, gồm giảng đường, phòng ốc, vật dụng đủ thứ cho Phật cùng giáo đoàn tới cả một ngàn người. Đây là tinh xá đầu tiên của giáo hội , chu tăng cũng bắt đầu sống định cư. Đến tháng Vesakhà (khoảng tháng 4 – 5 âm lịch) là vào mùa mưa, Đức Phật và chư tăng đến an cư mùa hạ thứ hai ở nơi đây.
2.3.2. Jìvàkàràma (Kỳ Bạt tinh xá)
  Đức Phật đi thuyết giảng giáo pháp khắp nơi và được sự ủng hộ của mọi từng lớp , uy tín và đức độ của tăng đoàn ngày càng lan rộng . Nhiều gia chủ đã tìm đến để học hỏi để biết được lợi lac do giáo pháp đem lại và áp dụng giáo pháp, nhiều người đã hiến cúng phần đất của mình để xây dựng tinh xá cho Phật cùng chư Tăng. Nhiều tinh xá đã mọc lên, trong sồ đó phải kể đến là Jivakarama (tinh xá Kỳ Bạt), tại ngoại ô thành Rajagadha (Vương-xá), người dâng cúng tinh xá này là Jivaka, là một vị thần y , nhà phẩu thuật tài ba  thời Đức Phật.
2.3.3. Jetavanàràma (Kỳ Viên tịnh xá)
 Tinh xá Kỳ Viên (Jetavanarama), ở Savathi, tinh xá này là trưởng giả Anthapindika (Cấp Cô Độc) hiến cúng cho giáo hội.Vườn cây này là do Phú hộ Cấp Cô Độc đã bỏ ra rất nhiều vàng để mua của Thái Tử Kỳ Đà.Sau khi lấy vàng lát đầy khu vườn thì Thái tử đã cảm động trước tấm lòng vì Phật pháp của trưởng giả nên đã phát tâm cúng số cây trong rừng để lập tinh xá.  Vì vậy, mọi người thường gọi là Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên. Sau đó trưởng giả cho xây cất một số tinh xá đồ sộ với đủ loại phòng ốc, giảng đường, bếp, nhà kho, nhà vệ sinh, chỗ đi dạo, giếng lộ thiên, giếng có nắp, bãi tắm, phòng tắm, hồ… Có thể nói tinh xá Ký Viên là tinh xá lớn nhất thời bây giờ, cũng chính nơi đây Đức Thế Tôn đã an cư 25 mùa hạ và nhiều bài pháp quan trọng được ngài thuyết ở nơi này.
2.3.4. Ghositàràma (Cù Sư La tinh xá)
Tinh sá này tại Kosambi, do trưởng giả Ghosita cùng hai người bạn đồng sự là Kukkuta và Pavariya xây cất. Đây là tịnh xá rất lớn và bền vững. Tinh xá này là trú xứ liên tục của chư Tỳ-kheo tới hơn một ngàn năm sau mới bị phá hủy do quân Hung tràn vào xâm chiếm Kosambi .Nơi đây Đức Phật đã thuyết nhiều phần kinh quan trọng.
Ngoài những tinh xá đã nêu trên còn có những tinh xá lớn nhỏ khác rãi rác khắp nơi trên vùng Ấn Độ như Ambapali – Vana , Markathrada ở Vesali; Udambari-Karama ở trên sông Sappini, Kukkutarama, Pavaxikanivana đều ở Kosambi; Nigrodharama (Ni-câu-đà) ở Kapilavatthu; Isipatana (Lộc Uyển) ở Baranasi …  Các tinh xá giờ đây chỉ còn tên gọi  , và được các nhà khảo cổ khai quật tìm thấy được nền móng và những viên gạch cùng một số vật dụng .Khi xưa chính tại những nơi này chư vị đệ tử của phật đã tu tập và các vị thánh lần lượt ra đời , cũng chính những nơi này mà sinh hoạt phật giáo phát triển một thời đem lại lợi lạc cho chư thiên và loài người.
3.Giới bổn
  Giáo đoàn ngày càng đông nhưng cuộc sống vẫn thanh tịnh, mọi người đều giữ giới luật theo tinh thần  ‘Không làm các việc ác , nên làm các việc lành , giữ gìn thân miệng ý , là lời chư Phật dạy. Mãi đến năm thứ 13 thì có Tỳ kheo Tu-đề-na mất phạm hạnh, Đức Phật đã họp tăng đoàn và thiết lập ra giới luật.Trong tăng chúng cũng có nhóm Lục quần Tỳ kheo thườngng mắc lỗi lầm , tùy theo nặng nhẹ mà Đức Phật tuần tự chế ra giới luật , từ đó hình thành nên bộ luật của hàng xuất gia. Bộ Pàtimokkha (Ba-la-đề-mộc-xoa) qui đinh Tỳ kheo thì giữ 225 giới, Tỳ kheo Ni thì giữ  311 giới theo nam tông, Tăng thì 250 giới , Ni thì 350 giới theo Bắc truyền. Ngoài ra còn có Sa di , sa di ni thì giữ gìn 10 giới.Như vậy theo tinh thần đức Phật dạy thì giới luật nhằm để ngăn ngừa những tội lỗi phát sanh làm ảnh hưởng đến cuộc sống thanh tịnh của Tăng đoàn, và ngăn chặn khả năng tu tập giải thoát của mỗi cá nhân.

 4. Sinh hoạt của tăng đoàn.

4.1 .Thời khóa tu tập hàng ngày.

  Hầu như mỗi ngày Đức Phật và các vị đệ tử đều đi khất thực để sống.Bướt chân của quí ngài có mặt ở mọi nẻo đường , không phân biệt giàu nghèo , sang hèn để nhận vật thực từ các gia chủ.Theo luật các vị không đi vào thôn xóm quá sớm hoặc quá muộn , tuần tự đến tầng nhà để khất thực, trừ trường hợp được cúng dường riêng thì phải tác bạch với chúng Tăng.Hầu như cả buổi sáng trước khi Khất thực các thầy đều đến đâu đó để thuyết pháp.Sau khi khất thực xong các ngài trở về tịnh xá để thọ thực 1 bữa duy nhất trong ngày .Thọ thực xong thì thu xếp mọi thứ , nghĩ ngơi chốc lát dưới cội cây hay 1 ngôi nhà trống .Buổi chiều thì nghe đức Phật thuyết pháp , sau đó các vị ngồi lại với nhau để trình bày , bàn bạc về giáo lý và kinh nghiệm tu tập .vào buổi tối các vị ngồi thiền và xen lẫn từng canh là ngủ , thiền hành .Tính ra một đêm quí ngài ngủ khoảng 4 , 5 giờ.Thời gian còn lại dành cho việc tu tập và học hỏi giáo lý.

4.2 Bố tát (Uposatha)

  Bố tát được hiểu là buổi lễ họp mặt vào ngày hắc nhật (mồng một) và bạch nhật ( mười lăm ), các ngày này chư tăng họp lại với nhau để đọc lại giáo lý như Tứ diệu đế , Duyên khởi , Vô ngã …Nhưng về sau giới luật được Phật chế ra nên chư tăng họp mặt để đọc lên xem xét coi ai phạm phải điều gì để sám hối lỗi lầm mình đã gây ra. Bố tát phật chế ra để un đúc tinh thần tu tập tịnh hạnh của chư tăng xây dựng tình đoàn kết trong tăng già , thể hiện tinh thần học giới trong tam vô lậu học giới –định –tuệ.

4.3 An Cư

 Ở Ấn Độ 3 tháng mùa mưa là thời gian côn trùng phát triển, nên việc đi lại rất khó khăn.Đức Phật đã chế định ra pháp An cư để các Tỳ kheo sống tịnh trú , cùng nhau tu tập , trao đổi giáo lý và phát triển thiền định. Lễ này bắt đầu từ ngày trăng tròn tháng Sravana (khoảng vào ngày 15 tháng 5 âm lịch). An cư phải đủ 3 tháng dù cho là an cư sớm hay muộn, thì vị Tỳ kheo mới được tính là một tuổi đạo. Dù là người tu lâu năm nhưng không tác pháp an cư thì vị ấy vẫn được coi là người nhỏ tuổi trong tăng đoàn. Trong mùa An cư nhờ nổ lực tu tập mà nhiều vị đã đắc các thánh quả khác nhau.

4.4. Tự tứ (Pavàràna)

  Lễ Tự tứ được tổ chức vào cuối mùa an cư kiết hạ của chư Tăng. Ngày đó một Tỳ-kheo thỉnh cầu các vị Tỳ-kheo khác nói lên những lỗi lầm của mình để mình sám hối những tội đã mắc phải. Như vậy đây là hình thức tập thể soi sang cho  cá nhân nhận khuyết điểm,và cá nhân tỏ ra sự hối tiếc về những lỗi lầm của mình. Đây là cách sinh hoạt đặc biệt trong cộng đồng Tăng-già thời Đức Phật và mãi đến ngày hôm nay.Hình thức này giúp cho hành giả ngày càng tiến bộ trên con đường tu tập.

4.5. Thọ y Ca-thi-na (Kathina)

 Việc thọ nhận y Ca-thi-na thường được thực hiện vào ngày tự tứ.Các Tỳ kheo sau ba tháng tinh tấn tu tập nên xứng đáng được thọ nhận một y mới, ngài ba y như luật định là uất- đa -la tăng(y thượng), an- đà -hội(y hạ),và tăng- gìa-lê(y ngoài cùng)[3]. Đức Phật dạy, sau mỗi mùa an cư, các Tỳ-kheo nên thọ y ca-thi-na để được năm điều lợi ích:
1. Ngoài ba y, các Tỳ-kheo được cất chứa vải, y quá mười ngày để chuẩn bị dùng vải hay y ấy để may y hay thọ y mới, tức là y ca-thi-na.
2. Không cần phải mang một lúc ba y như luật định.
3. Được phép thọ thực tại nhiều nhà thí chủ, miễn là không quá ngọ.
4. Được thọ thực riêng tứng nhóm từ bốn vị trở lên.
5. Được vào thôn xóm trước hay sau bữa ăn không cần báo trước cho một Tỳ-kheo khác.
Phật chế ra việc thọ y ca-thi-na là để các Tỳ-kheo được thọ nhận năm điều thuận lợi , nhằm nới rộng một số điều luật, chứng tỏ giới luật không phải cứng nhắc[4].
 Hình thức tu tập ta cảm thấy như rùm rà nhưng tựu chung là nó hổ trợ cho hành giả thực tập giới định tuệ được viên mãn.

5. THÁNH QUẢ TU CHỨNG CỦA TĂNG GIÀ

5.1. TỨ QUẢ THANH VĂN

 Trong xã hội Ấn độ thì có rất nhiều các trường phái tu tập khác nhau , nhưng duy nhất chỉ có giáo đoàn của đức Phật tu tập mới chứng đắc được tứ quả thanh văn. Tùy theo các chi phần kiết sử được đoạn trừ mà hành giả chứng đắc các quả vị cao thấp khác nhau.

5.1.1 Tu -đà –hoàn(Sotapatti) :Đây là quả vị đầu tiên trong bốn thanh văn, khi hành giả tu tập đoạn trừ được 3 hạ phần kiết sử là: Thân kiến, nghi, giới cấm thủ. Quả Tu đà hoàn còn gọi là nhập lưu hay thất lai là còn tái sinh nhiều nhất bảy lần để gọt rửa phiền não trong tâm sau đó mới chứng đắc quả vị A-la-hán.
5.1.2 Tư-đà-hoàn(Sakadagami): Hay còn gọi là Nhất lai vị này đã đoạn trừ được ba hạ phần kiết sử đầu và làm muội lược được tham , sân sẽ còn một lần tái sanh nữa để tu chứng quả A la hán.
5.1.3 A-na-hàm(Angami) còn gọi là Bất lai, vị này đã đoạn trừ được năm hạ phần kiết sử là (thân kiến , nghi , giới cấm thủ , tham , sân ), không còn tái sanh ở cõi người nữa mà tái sinh ở cõi sắc giới , vô sắc giới tu hành để đạt quả vị tối thượng.
5.1.4A-la-hán (Arahat):Đây là quả vị cao nhất trong tứ quả thanh văn, vị này đã đoạn trừ mười  kiết sử là năm hạ phần kiết sử đã nói trên và năm thượng tần kiết sử là ( hữu ái, vô hữu ái, trạo cử, mạn, vô minh).Vị A la hán còn gọi là vô sanh hay ứng cúng, là bậc đã chứng đắc quả vị Niết bàn giải thoát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 III.Kết luận

  Sự xuất hiện của Tăng đoàn đã tạo ra tiếng vang rất lớn đối với xã hội Ấn độ lúc bấy giờ.Với lòng thương tưởng của đức Phật đối với chúng sanh nên khi Ngài chứng đạo đã không vội vã nhập Niết bàn.Ngài đã thu nhân các đệ tử đủ mọi thành phần trong xã hội , từ giai cấp Bà la môn cho đến giai cấp cùng đinh thủ đà la.Những giai cấp thấp kém trong xã hội như Sunita người quét dọn vệ  sinh, Svati người chài lưới, Nan đà kẻ chăn bò, Upali là thợ hớt tóc, Purna là con của người đàn bà nô lệ, Chapa là con người thợ săn đó là những thành phần trong giáo hội, qua đó thể hiện được tinh thần bình đẳng của Phật giáo đối với xã hội.
 Ngoài ra thì tinh thần bình đẳng về giới tính của Phật giáo có ảnh hưởng sâu đặm đối với nhân loại.Thời bấy giờ có biết bao quốc gia có sự bất công, kỳ thị về giới tính, nhất là tinh thần trọng nam khinh nữ.Đức Phật là vị giáo chủ đầu tiên trong lịch sử nhân loại cho phép người nữ xuất gia, mặc dù thể trạng và tính cách của người nữ rất khó thực hành hạnh sa môn.Vì thế Ngài đã đưa ra Bát kỉnh pháp thể cho người nữ tu tập, đây không phải là vấn đề kỳ thị đối với nữ giới mà chỉ là phương tiện để tránh những rắc rối sẽ xuất hiện và bát kỉnh pháp cũng như vòng hoa làm đẹp thêm cho giới nữ. Ngài cho phép nữ giới xuất gia vì trong hàng nữ nhơn cũng có người tu tập chứng đắc được quả vị giải thoát.
 Một xã hội còn nhiều bất công và kỳ thị ,con người luôn tìm cách làm khổ nhau, tình thương yêu và sự cảm thông  không được khuyến kích bởi do nghiệp chướng và vô minh của con người. Do đó sự hoằng dương chánh pháp để cho thế giới này được tốt đẹp hơn, xã hội được công bằng, con người sống đạo đức, an vui , không còn bạo động. Luôn sống theo lời Phật dạy thực tập tứ vô lượng tâm, dù ở bất cứ thời kỳ nào thì lối sống cao đẹp đó luôn có giá trị và nhất là xã hội ngày nay.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Tương Ưng Bộ kinh V, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, 1992.
2. Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Trung Bộ kinh I, II và III, Hoc viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, 1993.
3. Thích Trí Tịnh dịch, Tăng già thời Đức Phật, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1991.
4. Hòa thượng Thích Thiện Hoa, Phật học phổ thông, NXB Tôn Giáo, 2002
5. . Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Phật học khái luận, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1999.
6. Hòa thượng Thích Trí Quang dịch, Luật Sa Di và Sa Di Ni, 1996.
7. Thích Viên Giác, Phật học cơ bản, NXB Tôn Giáo 2003.
8. Trần Phương Lan dịch, Đức Phật lich sử, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2000.
9. Phân viện nghiên cứu Phật học, Từ điển Phật học Hán Việt, NXB Khoa học Xã hội, 2004.
10. Đoàn Trung Còn, Phật học từ điển, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2005.
11. Cao Hữu Đính, Phật và thánh chúng, Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh
12. Thích Phước Chí, Tài liệu chuyên đề Thành lập Tăng đoàn.
13. Thích Nữ Hương Nhũ, Tài liệu chuyên đề Thành lập Tăng đoàn.



[1] Trần Phương Lan dịch, Đức Phật lịch sử, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, (2000), tr. 34 – 35.

[2] Cao Hữu Đính, Phật và thánh chúng, Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh, (PL. 2538 - DL. 1994), tr.82 -83.

[3] Thích Chơn Thiện, Tăng già thời Đức Phật, NXB Tôn giáo, tr.149
[4]Sđd, tr.150.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét