I.Dẫn Nhập
Phật giáo từ Ấn Ðộ du nhập Việt Nam đã trên hai ngàn năm.
Ngay từ rất sớm, Phật giáo đã được tiếp nhận và trở thành một tư tưởng chủ đạo
trong nền văn hóa dân tộc, dĩ nhiên là sau khi đã bản địa hóa Phật giáo. Suốt
hơn hai ngàn năm lịch sử, Phật giáo luôn đồng cam cộng khổ với vận mệnh thăng
trầm của xứ sở, trong công cuộc chống ngoại xâm cũng như sự nghiệp dựng nước, mở
mang bờ cõi, đánh bạt âm mưu xâm lăng và nô dịch về văn hóa của thế lực phương
Bắc trong nhiều giai đoạn. Do vậy, lịch sử Phật giáo Việt Nam có vai trò rất là
to lớn đối với dân tộc Việt Nam, đó là niềm tự hào của người dân Việt Nam.Phật
giáo thời kỳ này được ghi nhận là mang đậm dấu ấn văn hóa bản địa và mô tả theo
tư duy tín ngưỡng của người Việt.Hình ảnh của Đức Phật được tiếp biến bằng những
hình ảnh sống động : “mình cao trượng sáu, thân đều sắc vàng, đỉnh đầu có nhục
kế, má như sư tử, lưỡi che được mặt, tay có ngàn xoáy, cổ sáng chiếu ngàn dặm”...như
báo hiệu một nhân cách lớn, gây ứng tượng về hình ảnh Đức Phật , con người hy hữu,
một nhân cách lớn, giống như trong huyền thoại, huyền sử trong kho tàng chuyện
cổ tích Việt. Do đó người viết đã chọn đề tài “Trình bày tư tưởng Phật thể thời
kỳ Phật giáo du nhập” nhằm làm sáng tỏ thêm những chi tiết mà thời kỳ Phật giáo
được truyền vào Việt Nam , để người học Phật hiểu rõ thêm đặc tính văn hóa của
người Việt đối với Phật giáo, đặc biệt là vị toàn giác.
Đề tài chỉ đề cập đến tư tưởng Phật thể vào thời
kỳ Phật giáo du nhập vào xứ việt, đó cũng là giới hạn của đề tài.Người viết sẽ
đặt trọng tâm vào tư tưởng Phật thể.hình ảnh của Đức Phật cũng có ảnh hưởng rất
lớn đối với văn hóa bản địa qua văn, thơ , truyện cổ tích.
Đây cũng là một đề
tài nguyên cứu quen thuộc đối với các nhà nguyên cứu Phật giáo Việt Nam nên
cũng có nhiều tác phẩm bàn đến chủ đề này.Tuy nhiên người viết nghĩ rằng muốn
phát triển văn hóa Phật giáo thì cần rất nhiều các bài nguyên cứu về tinh thần
văn hóa trong phật giáo, đặc biệt là buổi ban đầu đất nước tiếp nhận đạo Phật.Khi
viết bài tiểu luận này người viết đã sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp
các tài liệu hiện đang có qua sách vở, báo chí , và những lời giảng của chư tôn
đức.
II.Nội dung
1.Sơ lược về Đức Phật Thích ca Mâu Ni
Tất –đạt –đa
sinh năm 566 trước Công nguyên , là con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma-Gia tại
Ca-tỳ -la-vệ nay thuộc Nepal .Hoàng hậu Ma-gia đã đản sinh Tất –đạt-đa dưới cây Vô Ưu tại khu vườn Lâm -tỳ -ni khi
đang thưởng hoa.Thái Tử Đản sinh oai nghiêm như vị Pháp Sư , không dính chút
nhơ bẩn nào từ người mẹ, chân không chạm đất , có 4 thiên tử đỡ rồi trao cho
Hoàng hậu Ma-Gia và thưa :“Hoàng hậu hãy hoan hỷ .Hoàng hậu vừa sinh ra bậc vĩ
nhân ”([1])
Ngay lúc sinh
ra tất-đạt đa đã có đầy đủ 32 hảo tướng .Các nhà tiên tri cho rằng Thái tử sẽ
trở thành một vị Chuyển luân thánh vương hay là một bậc giác ngộ .Sau khi sinh
Tất-đạt-đa được 7 ngày thì hoàng hậu ma-Gia mất .Tất –đạt –đa được kế mẫu là
M-ha-ba-xà-ba-đề chăm só .Lúc 16 tuổi thì Tất-đạt-đa kết hôn với công chúa
Da-du-đà-la con của vua Thiện Giác .Vua Cha rất thương yêu Thái tử , không muốn
cho con đi tu nên dạy dỗ con rất kỹ lưỡng .Không bao giờ cho Tất-đạt –đa thấy
được cảnh khổ của con người .Tuy nhiên sau khi đi dạo bốn của thành và thấy được
cảnh già bệnh chết của con người và hình
ảnh của một tu sĩ thì Thái tử đã quyết tâm xa rời cung vàng điện ngọc , vợ đẹp
con ngoan để sống một đời sống đạo sĩ không nhà .Các cảnh khổ trên chính là do
chư thiên tạo ra để cảnh tỉnh Thái tử xuất gia cứu độ muôn loài, ba cảnh khổ
chính là nỗi khổ trong thế gian và hình ảnh tu sĩ chính là cuộc đời của Tất –đạt
–đa .
Sau khi công
chúa Da-du-đà-la sinh ra một hoàng nam , đặt tên là La-hầu-la , Thái tử quyết định
lìa cung điện xuất gia.Sau khi đi gặp các bậc thầy tâm linh có tiếng nhất bấy
giờ nhưng vẫn chưa thấy được ánh đạo , Tất –đạt-đa quyết định cùng tu với các nhóm
đạo sĩ khác nhau.Theo truyền thống của Ấn –Độ thời bấy giờ thì chỉ có con đường
khổ hạnh mới đạt đạo .Nơi A-la-la-ca-lam , Tất –đạt –đa đạt được cấp thiền Vô sở
hữu xứ , nơi Ưu-đà-la-la-ma thì học đạt đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ .
Ở với các vị đó nhưng lời thắc mắc về sanh tử
luân hồi vẫn chưa được giải đáp , Tất đạt-đa quyết tâm tự tìm con đường giải
thoát và có 5 anh em Kiều-trần-như làm bạn đồng hành .Sau nhiều năm tu khổ hạnh
không có kết quả , trong tâm Ngài xuất hiện 3 tư tưởng đặt biệt chưa từng có .
Như với một khúc cây xanh , đầy nhựa sống , để
trong nước thì sẽ không nhúm lên lữa được .Cũng vậy , với lòng đầy dục vọng ,
tham ái , người tu sẽ không chứng được Chánh Đẳng Giác .
Như với khúc cây xanh ấy , sau khi vớt ra khỏi
nước ,sẽ không nhúm lên lữa được .Cũng vậy , với lòng đầy tham ái , nhiệt não ,
người tu sẽ không đi đến chứng ngộ Vô thượng Bồ Đề .
Như với khúc cây khô , được lấy ra khỏi nước
và được để trên một chổ đất khô , với đồ làm lữa người ta có thể nhúm lên được
lữa .Cũng vậy với lòng xả ly dục ái , tham ái , người tu có thể chứng đắc
A-la-hán , Chánh Đẳng Giác.([2])
, Tất –đạt –đa
quyết định ăn uống bình thường lại và 5 người bạn thấy thế đã bỏ ra đi . Sau đó Tất -đạt –đa ăn uống bình thường trở
lại , đi đến Giác Thành tỉnh tọa dưới góc cây Bồ-đề ở Bồ Đề đạo tràng và nguyền
không rời khỏi chổ ngồi cho đến lúc tìm ra nguyên nhân và con đường giải thoát
khổ đau .Sau 49 ngày thiền định , mặc dù trải qua nhiều thử thách và quấy nhiễu
của Ma vương , Tất –đạt-đa đạt giác ngộ ở tuổi 35 .Kể từ thời điểm đó một vị Phật
đã ra đời , Tất –đạt-đa biết mình là một người giác ngộ và thấy rõ con đường
tái sanh và hoại diệt của muôn vật trong vũ trụ .Kinh nghiêm giác ngộ đã được đức
Phật miêu tả trong Kinh Trung Bộ như sau:
“... Sau khi
hoàn lại sinh lực (sau khi tu khổ hạnh vô ích), ta chú tâm giải thoát khỏi những
tư tưởng tham ái, bất thiện và đạt được sơ thiền, sau đó nhị thiền, tam thiền
và tứ thiền (Tứ thiền), nhưng những cảm giác hỉ lạc này không để lại dấu vết gì
trong tâm ta.
Khi tâm ta được an tịnh, thanh lọc, không bị dục vọng cấu uế, nhạy bén,
chắc chắn, bất động, ta hướng nó về những kí ức và nhận thức về các kiếp trước.
Ta nhớ lại nhiều tiền kiếp, một, hai, ba, bốn, năm, ..., trăm ngàn kiếp trước,
nhớ những chu kì của thế giới. 'Nơi đó ta đã sống, tên của ta đã như thế, gia
đình của ta là như thế, nghề nghiệp của ta, giai cấp xã hội của ta... Ta đã chết
như vầy...'. Sự hiểu biết (sa. vidyā, pi. vijjā) đầu tiên
này ta đã đạt được trong canh đầu
Sau đó ta chú tâm đến sự sinh thành và
hoại diệt của chúng sinh. Với con mắt của chư thiên, trong sáng, siêu việt mọi
giới hạn nhân thế, ta thấy chúng sinh hình thành và tiêu hoại, ...chúng sinh
tái sinh theo nghiệp lực. Ta nhận ra rằng 'Chúng sinh tạo nghiệp bất thiện qua
ba ải thân khẩu ý đều chìm đắm sau khi chết, tái sinh trong đoạ xứ, địa ngục.
Các chúng sinh nào tạo thiện nghiệp bằng thân khẩu ý được tái sinh trong thiện
đạo, sau khi chết được lên cõi thiên'... Sự hiểu biết thứ hai này ta đã đạt được
trong canh hai
Sau đó ta chú tâm nhận thức về sự tiêu
diệt các lậu hoặc (漏, sa. āsrava, pi.
āsava) và nhìn nhận như thật: 'Đây là khổ, đây là nguyên nhân của khổ, đây
là phương pháp tiêu diệt khổ, đây là con đường tiêu diệt khổ', và khi ta nhận
thức được điều này, tâm ta thoát khỏi dục vọng, ham muốn tồn tại, vô minh. Ta tự
hiểu chân lí 'Tái sinh ta đã đoạn, cuộc sống tu tập của ta đã hoàn tất, ta đã
hoàn thành những gì phải làm. Cuộc sống (khổ đau) này ta đã vượt qua'... Sự hiểu
biết thứ ba này ta đã đạt được trong canh ba ..".([3])
Đức Phật đã chuyển bánh xe pháp luân tại
vườn Lộc Uyển ở Sarnath gần Ba-la-nại cho năm anh em Kiều-trần-như.Kể từ đây
thì tam bảo bắt đầu có mặt .Sau đó thì Phật đã vân du khắp các xứ thuộc Ấn –độ
để tuyên thuyết đạo vàng cho mọi người .Đệ Tử của Phật có nhiều thành phần
trong xã hội như vua Tần-bà-sa-la ở xứ ma-kiệt-đà. Vị vua này đã phát tâm hiến
cúng tịnh xá Trúc Lâm cho Tăng Đoàn cư trú .Các đệtử quan trọng nhất của Phật
chính là Ca-Diếp , Xá-lợi-phât, Mục-kiền-liên, A- nan .Trong thời gian này thì
Tỳ Kheo Ni cũng được thành lập khi Phật cho phép di mẫu Ma-ha-ba-xà-ba-đề xuất
gia tu tập .
Đến 80 tuổi thì Phật nhập diệt tại
Câu-thi-na vào năm 486 trước Tây lịch.Khi hỏa thiêu thì Xá-lợi Phật được chia
làm 8 phần cho các nước xây tháp phụng thờ . Sau 45 năm thuyết pháp đọ sanh thì
những lời dạy của Phật được các đệ tử Kiết tập lại thành Kinh , Luật ,Luận .
2.Quan Điểm Đức Phật thời Du nhập
Theo các tài liệu có giá trị và nhưng khảo cứu của các nhà lịch sử thì
Phật giáo được truyền vào khoảng thế kỷ I Tây lịch. Khi bắt đầu đem tư tưởng
phật giáo vào mảnh đất này, các nhà truyền giáo đã tùy theo phương tiện mà bản
địa hóa Phật giáo để hợp với tâm linh người Việt. Hình ảnh của Đức Phật được
Mâu Tử miêu tả trong Lý Hoặc Luận cho ta cái nhìn khá đầy đủ về quan niệm của
nhân dân ta đối với Đức Phật, để từ đó cho ta thấy rõ diện mạo và đặc trưng của
đạo Phật.
Các sách Tuỳ Chí và Đường Chí
đều có nói đến sách này của Mâu Tử[4]
Ở điều 1 và điều 2 của sách Lý hoặc luận có
đề cập đến hình ảnh của đức Phật qua cái nhìn của tín ngưỡng tâm linh của nhân
dân thời đó
“Có người hỏi:
- Phật từ đâu sinh ra? Có Tổ tiên và làng nước gì không?
Đã làm được gì, giống loại người nào?
Mâu Tử đáp:
- Giàu thay câu hỏi! Xin đem dốt nát nói qua điểm
chính. Bởi nghe công trạng giáo hoá của Phật, tích chứa đạo đức, hàng ngàn ức
đời, không sao ghi chép. Nhưng khi sắp thành Phật, thì sinh ở Thiên Trúc, mượn
hình nơi vợ vua Bạch Tĩnh. Bà ngủ ngày, mộng thấy cưỡi voi trắng, thân có sáu ngà,
hớn hở thích thú, bèn xúc cảm mà có thai. Đến tháng tư mồng tám, Phật theo sườn
bên phải của mẹ mà sinh, đặt chân xuống đất, đi bảy bước giơ tay phải
lên, nói: “Trên trời dưới trời không có gì hơn Ta!”. Bấy giờ trời đất rung
mạnh, trong cung sáng ngời. Hôm ấy, người ở cung vua cũng sinh ra một đứa con,
trong tầu ngựa trắng cũng cho ngưạ con bú; đầy tớ Xa Nặc, ngựa tên là Kiền
Trắc. Vua thường theo Thái tử. Thái tử có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, mình cao
trượng sáu, thân đều sắc vàng, đỉnh đầu có nhục kế, má như sư tử, lưỡi che được
mặt, tay có ngàn xoáy, cổ sáng chiếu vạn dặm. Đây là nói qua tướng Phật. Năm 17
tuổi, vua cha bắt lấy công chúa nước láng giềng làm vợ. Thái tử ngồi thì dời
chỗ, nằm thì riêng giường. Đạo trời rộng sáng mà âm dương thông đồng. Bà có
mang con trai, sáu năm mới sinh. Vua cha trân quý Thái tử, dựng cho cung điện,
kỹ nữ, đồ chơi châu báu, đều bày trước mắt. Thái Tử không ham thú vui ở đời,
muốn giữ đạo đức. Năm 19 tuổi, ngày mồng tám tháng tư, nửa đêm gọi Xa Nặc đóng
yên Kiền Trắc vượt thành. Quỷ Thần nâng đỡ, bay ra khỏi cung. Hôm sau không
biết ở đâu. Vua cùng quan dân thẩy đều sụt sùi, đuổi tới cánh đồng. Vua bảo:
“Khi chưa có con, cha cầu xin Thần, nay đã có con, như ngọc như trân, nên nối
ngôi tước, chứ bỏ đi đâu?”
Thái tử tâu: “Muôn vật vô thường,
có rồi phải mất. Nay muốn học đạo, độ thoát mười phương.”
Vua biết Thái tử đã kiên quyết,
bèn đứng lên về. Thái tử đi thẳng, suy tư về đạo, sáu năm thì thành Phật. Sở dĩ
Ngài sinh vào tháng tư mùa hạ, đó là lúc không nóng, không lạnh, cây cỏ đơm
hoa, cởi áo lông chồn, mặc áo thưa mỏng, là biết trung lữ vậy. Sở dĩ Phật sinh
ở Thiên Trúc là chỗ trung hoà trong trời đất vậy. Kinh do Phật viết gồm đến 12
bộ hợp tám ức bốn ngàn vạn quyển. Quyển lớn vạn lời trở xuống, quyển nhỏ ngàn
lời trở lên. Phật dạy thiên hạ, cứu vớt giải thoát nhân dân. Nhân ngày 15 tháng
2 nhập tịch mà đi. Kinh điển và giới luật tiếp tục tồn tại, noi theo mà làm,
cũng đạt vô vi, phúc đến đời sau. Kẻ giữ năm giới, một tháng sáu ngày trai. Ngày
trai giới thì chuyên tâm vào một ý, hối lỗi mà tự đổi mới. Sa môn giữ 250 giới,
hàng ngày trai giới. Giới ấy không phải cho ưu bà tắc được nghe vậy. Oai nghi
đi đứng cùng điển lễ ngày xưa không khác. Suốt ngày thâu đêm giảng đạo tụng
kinh, không tham dự việc đời”.[5]
Ngay Ở điều
đầu tiên trong tác phẩm của mình, Mâu tử đã khắc họa hình tượng đức Phật lịch
sử trong Huyền sử của Phật giáo Ấn Độ là một người thật có mặt giữa cuộc đời tu
tập giác ngộ.Cha của Ngài là vua Tịnh Phạn, còn mẹ là Hoàng Hậu Maya.Từ một vị
Thái Tử tu tập trở thành một vị toàn giác, đem ánh sáng giác ngộ truyền bá khắp
xứ Ấn Độ, được ghi nhận theo tâm thức của người Việt thời bấy giờ. Các yếu tố
Huyền sử chỉ nhằm khắc họa hình ảnh một bậc vĩ nhân sắp xuất hiện giữa cuộc đời
mà không người thường nào có được.Các yếu tố Huyền sử được sử dụng tiếp biến, hình
ảnh sống động, được miêu tả như như tín ngưỡng tâm linh của số đông người Việt.
Hình ảnh, chi tiết “Mượn hình nơi vợ vua Bạch Tĩnh. Bà ngủ ngày, mộng thấy cưỡi voi trắng,
thân có sáu ngà, hớn hở thích thú, bèn xúc cảm mà có thai”; “mình cao
trượng sáu, thân đều sắc vàng, đỉnh đầu có nhục kế, má như sư tử, lưỡi che được
mặt, tay có ngàn xoáy, cổ sáng chiếu vàng dặm”; “Bà có mang con trai, sáu năm
mới sinh”; “Quỷ Thần nâng đỡ, bay ra khỏi cung”; “Khi chưa có con, cha cầu xin
Thần, nay đã có con, như ngọc như trân, nên nối ngôi tước, chứ bỏ đi đâu?”. Chính những hình ảnh và chi tiết mô tả
xung quanh sự kiện hy hữu Phật đản sinh ở đời khi đọc lên, khiến chúng ta có ấn
tượng đây là hình ảnh đức Phật thị hiện được ghi lại trong các huyền thoại,
huyền sử thuộc Kho tàng cổ tích Việt Nam.Những câu chuyện mà thưở nhỏ ai cũng hơn một lần được mẹ kể vào mỗi tối
trước khi say giấc.Bằng cách này hình ảnh của Đức Phật sẽ được người Việt nhìn
nhận hết sức gần gũi, thân thương biết chừng nào.Qua lời ru của mẹ mà đức Phật
sẽ đi cùng với tâm thức người Việt hết cả cuộc đời, cống hiến công sức của mình
cho đời và đạo.
3.Quan Điểm Phật Thể Thời Du Nhập
Trong tác phẩm Lý Hoặc Luận của Mâu Tử thì
tinh thần Phật thể được miêu tả rất rõ nét.Qua cách trình bày hình ảnh Đức Phật
từ lúc Đản sinh, cho đến khi thành đạo, thuyết pháp để lai hệ thống giáo lý của
điều 1 trong 37 điều của tác phẩm thì
đây cũng là cơ sở để thiết lập Phật thể quan thật hiện thực từ trong đời sống
được diễn tiến hằng ngày hằng phút của xã hội Việt Nam bấy giờ được ghi trong
điều 2 của tác phẩm Lý hoặc luận khi có người hỏi Phật có nghĩa là gì
và được Mâu Tử lý giải và khẳng định:
“…Phật là nguyên tổ của đạo đức,
đầu mối của thần minh. Nói Phật nghĩa là giác, biến hoá nhanh chóng, phân thân
tán thể, hoặc còn hoặc mất, nhỏ được, lớn được, tròn được, vuông được, già
được, trẻ được, ẩn được, vuông được, đạp lửa không bỏng, đi dao không đau, ở dơ
không bẩn, gặp hoạ không mắc, muốn đi thì đi, ngồi thì loé sáng, nên gọi là
Phật”.
Một quan điểm về Phật thể như thế
sẽ tác động mạnh mẽ vào tâm thức con người trong chiều hướng thăng tiến, được
xây dựng trên nền tảng của nguyên lý đạo đức của con người, là đầu mối của thần
minh, chứ không phải gì khác ngoài hiện thực con người đang sống. Hay nói cách
khác, xuất phát điểm từ con người, vì con người mà sống theo nguyên lý đạo đức
của con người thiết lập mà chuyển hoá thân tâm, sống tốt đời đẹp đạo. Chính
xuất phát từ nhận thức như thế, mà tự thân mỗi con người luôn nỗ lực nhiệt tâm
tự giác sống đúng luật nghi, phòng hộ các căn, tẩy rửa thân tâm, tỉnh thức để
thiết lập các mối quan hệ giữa người với người, giữa người với môi trường sống
của xã hội. Cụ thể là sống theo nếp sống đạo, trên nền tảng xây dựng đạo đức
cuộc sống như điều 1 của Lý hoặc luận vạch định:
“Ngày trai giới thì chuyên tâm
vào một ý, hối lỗi mà tự đổi mới. Sa môn giữ 250 giới, hàng ngày trai giới.
Giới ấy không phải cho ưu bà tắc được nghe vậy. Oai nghi đi đứng cùng điển lễ
ngày xưa không khác…”.
Một người sống theo nguyên lý đạo
đức thì hoá hiện những phẩm chất cao thượng, sau đó đi đến sự an định trong tâm
thức và thăng tiến trí tuệ, đó là Giác. Một người đã làm hoá hiện tính giác thì
khả năng sáng tạo vô cùng to lớn và có thể làm nhiều điều kỳ diệu cho chính
mình, cho mọi người và cho cả cuộc đời. Do đó, hình ảnh đức Phật được Mâu Tử
ghi nhận là một con người với vẻ đẹp toàn bích cuả đạo đức và các phẩm chất
năng lực siêu việt với cách diễn đạt đầy quyền năng như là một khát vọng sống.
Mục đích là để con người vượt qua những chướng duyên và khó khăn từ trong cuộc
đời. Và như thế, Phật cũng trở thành nhân vật lý tưởng, một mục tiêu hướng tới
mà bất kỳ người nào sống trên cõi trần này đều có khả năng vươn tới và thành
tựu.
Thực tế, nguyên uỷ của nghĩa Phật
là Giác, là tỉnh thức về sự thật con người và thế giới hiện hữu quanh ta. Có
điều, Mâu Tử vào thời đó, ngoài việc nêu Phật là nguyên tổ đạo đức, đầu mối
thần linh, còn triển khai ý nghĩa “Giác” qua một số yếu tính khác nữa hết sức
quyền năng và thần thông như chứng tỏ khả năng vô hạn của con người là có thể
khi “trí tuệ bừng khởi” và soi sáng cho đời từ trong hiện thực khổ đau cần phải
vượt thoát: “biến hoá nhanh chóng, phân thân tán thể, hoặc còn hoặc mất,
nhỏ được, lớn được, tròn được, vuông được, già được, trẻ được, ẩn được, vuông
được, đạp lửa không bỏng, đi dao không đau, ở dơ không bẩn, gặp hoạ không mắc,
muốn đi thì đi, ngồi thì loé sáng”. Một người Phật tử khi làm được điều
này là có nghĩa thực hiện được mục đích cao cả mà Phật giáo thời đó đề ra như
điều 1, Lý hoặc luận ghi: “Phật dạy thiên hạ, cứu vớt giải thoát
nhân dân”.
Thế là Phật giáo thời du nhập ở
nước ta cho chúng ta cái nhìn hiện thực, nó tạo sức sống mới để tạo ra mẫu người
Phật tử tự tin về chính bản thân mình. Con người tự nương tựa vào chính mình mà
hoàn thiện bản thân, thành tựu nhân cách, an trú trong sự bình an nội tại mà
thăng tiến trí tuệ. Đó là bản chất của đạo Phật mà Mâu Tử đề xuất trong Lý
hoặc luận được ghi trong điều 3 và 4. Cụ thể là “…Nhìn không có hình, nghe
không có tiếng. Bốn phương là lớn, nó vượt ra ngoài, tơ hào là nhỏ, nó lọt vào
trong” và “…Đạo làm ra muôn vật, ở nhà có thể dùng thờ cha mẹ, làm chủ nước có
thể dùng trị dân, đứng một mình có thể làm dùng để sửa thân…”. Điều này khẳng
định, mục đích tối hậu của của đạo Phật có mặt ở đời không ngoài ý nghĩa giải
quyết các vấn đề khổ đau từ hiện thực cuộc sống mà con người luôn giáp mặt.
Trên hết, đạo Phật luôn đòi hỏi mọi người Phật tử không chỉ lo hoàn thiện đạo
đức bản thân, mà còn biết sống tốt với những người thân trong gia đình và tham
gia tích cực đóng góp cho đời trong một trọng trách cao quý là “trị nước an
dân”.Tinh thần tích cực đó đã giúp cho nhân dân Việt có được một hệ thống tư
tưởng độc lập tự chủ của riêng mình, vì người láng giềng khổng lồ luôn muốn
thống trị mảnh đất Giao Châu bé nhỏ cả về chính trị lẫn văn hóa, xã hội.Vì thế
tư tưởng Phật thể chính là triết lý mà nhân dân Việt mong ước bấy lâu nay nhằm
có được hệ thống tư tưởng cho riêng mình để có thể bảo vệ quyền độc lập tự chủ
của đất nước.Điều đó cũng giải thích được vì sao mà các vị vua thời Đinh ,Lê,
Lý,Trần tâm đến Phật giáo và phát triển hệ thống tư tưởng này đến với toàn
dân.Đặc biệt thời đại Lý Trần là thời kỳ Phật giáo hưng thịnh nhất cũng chín là
thời mà văn hóa, chính trị , kinh tế, xã hội phát triển nhất của nước nhà.
4.Phật giáo đóng góp cho tinh thần yêu nước của người Việt.
Phật giáo từ thời kỳ đầu du nhập đã theo tín
ngưỡng tâm linh của người Việt mà miêu tả hình tượng Đức Phật và hệ thống giáo
lý phù hợp với phong tục , tập quán và lề lối đạo đức của nước ta.Mục đích tối
hậu của Phật giáo là có mặ ở đời để giúp cho con người thoát khổ trong cuộc
sống hiện tại, xây dựng một đất nước công bằng, văn minh, đạo đức.Từ khi đạo
Phật có mặt ở nước ta thì đã đồng hành cùng dân tộc.Khi đất nước độc lập thì
các vị Thiền Sư giúp dân sống hiền lành đạo đức, mở trường dạy học cho nhân
dân, tham gia giúp Vua phát triển đất nước.Khi nước nhà bị họa ngoại xâm thì
cũng chính các nhà sư là người cùng dân tộc đứng lên chống lại kẻ xâm lược.Đặc
biệt tinh thần từ bi trí tuệ của Đạo Phật đã được dân Việt áp dụng một cách
khéo léo, ngoài việc hoàn thiện mình cần
phải có trách nhiệm đối với đất nước.Người con Phật phải luôn tự tin vào bản
thân của mình để luôn phát triển nhân cách đến cảnh giới chân thiện mỹ.
Phật giáo của người Việt có những điểm đặc
biệt so với Phật giáo Ấn Độ và thế giới. Do
tinh thần tự lập của người Việt rất cao mà những tư tưởng về Phật thể có những
điểm rất độc đáo. Cách ứng dụng giáo pháp của Phật rất thực tế và gần gũi với
đa số quần chúng.Tư tưởng của Đạo Phật thời du nhập đã cho ta cái thấy rất mới
về quan điểm Đức Phật.niềm tin vào Phật tâm của chính mình đã đem lại sức mạnh
rất lớn cho dân nước ta thời bấy giờ.Trung Quốc là một nước lớn chính là mối đe
dọa thường trực đối với nền độc lập của nước ta lúc bấy giờ, do đó vũ khí tinh
thần là rất quan trọng đối với một dân tộc nhỏ bé trước một kẻ xâm lược có sức
mạnh quân sự rất mạnh. Phật giáo cũng chính là nơi che chở và phát triển đạo
đức, văn hóa cho dân Việt:
“Mái
chùa che chở hồn dân tộc
Nếp
sống muôn đời của tổ tông”
III.Kết Luận
Cuộc
sống đã bao lần thay đổi và thời gian đã trôi qua nhiều thế kỷ, nhưng Phật giáo
vẫn đồng hành cùng dân tộc.Ngày hôm nay, xã hội đang trên đà tiến đến giai đoạn
kinh tế phát triển mạnh, thì những giá trị của quá khứ cần phải được trân
quí, bảo lưu và giữ gìn cẩn thận. Bởi vì lịch sử là chấn tích sinh động làm cơ
sở cho niềm tự hào của dân tộc..Việc giải thoát cho mình ra khỏi khổ đau sanh
tử đã được chư vị Tổ Sư Việt Nam để lại chính là kho tàng quý giá cho thế hệ
mai sau.Đức Phật dạy khi bị mê đắm sai lầm thì phải tu hành thanh tịnh để giải
thoát sau đó mới có thế giúp đời .Lao vào những cảnh khổ đau để cứu chúng sanh
mới chính là người con Phật vì Phật pháp. Tùy theo căn cơ và trình độ của chúng
sanh mà Phật giáo triển khai phương tiện để đưa chúng sanh vào con đường giải
thoát giác ngộ.Mỗi dân tộc có những tín ngưỡng tâm linh khác nhau.Vì thế mà
cách biểu đạt Phật Pháp Tăng có những điểm đặc sắc.Điều đó làm giàu thêm cho
ngôi nhà Phật pháp.Bởi Đạo Phật là đạo tùy duyên bất biến.Vì hạnh phúc của muôn
loài mà Đạo Phật có những cách giáo hóa phù hợp với phong tục tập quán của đất
nước.Ai cũng đều có khả năng thành Phật, vì thế giáo pháp của Phật cần được lưu
bố rộng rãi để giúp chúng sanh thoát khổ, đạt cảnh giới an lạc của Niết bàn
Tài liệu tham
khảo
1)Thích Thanh
Từ: Thiền sư Việt Nam, NXB TP Hồ Chí Minh , 1995.
2)Nguyễn Lang: Việt
Nam
Phật giáo sử luận I-III, Hà Nội 1992.
3)Nguyễn Hiền Đức: Lịch
sử Phật giáo đàng trong, TP HCM 1995.
4) Lê Mạnh Thát Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập
1, , Nxb. Thuận Hóa, 1999.
5) , Nguyễn Lang
Việt Nam Phật giáo sử luận, 3 tập, Nxb. Văn Học, 1994.
6) , Lê Mạnh Thát Nghiên cứu về Thiền uyển tập
anh, Nxb. TPHCM, 1999.
7) Thích Thanh Từ Thiền sư Việt Nam, , Nxb. TPHCM,
1999.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét