Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

NHẬN THỨC VỀ THIỀN TÔNG

Giáo lý duyên khởi là giáo lý căn bản của đạo Phật và cũng là giáo pháp mà đức Thế tôn đã tuyên bố đây là pháp thâm lý không thể nào hiểu được khi chưa chứng đắc quả vô thượng chánh đẳng chánh giác .Duyên khởi nói theo  danh từ của các nhà nguyên cứu thì đó là vấn đề” nhân sanh vũ trụ”.Từ xưa đến nay biết bao nhà khoa học triết gia đều hết sức đầu vì bài toán khó này và vẫn là bí ẩn đối với các các học giả của các tôn giáo hiện nay .Phật giaó thì khi nói đến vấn đề về nguồn gốc của con người và thế giới thì nói về bản thể luận hay chân lý thực tánh chứ không giải thích bằng hiện tượng là thứ huyễn có ,biến đổi theo thời gian .Lý tánh nhân duyên là chân lý của vũ trụ và  chân lý này đã được coi là giáo lý .Đức Thế tôn đã chứng ngộ giáo lý này và được trời người  tôn xưng là Bậc giác ngộ có đầy đủ mười hiệu .Hầu hết các bản kinh đều có ý kiến đồng nhất về vấn đề này ,không có văn bản nào nói khác về nội dung chứng ngộ đó . Khi còn là Thái tử thì ngài đã ưu tư về thân phận của con người trong cuộc sống chứa nhiều đau khổ này .Ai ai cũng phải chịu sự chi phối của quy luật sanh già bệnh chết .Ngài đã tự mình tìm ra con đường để thoát khỏi nỗi khổ và đem chân lý này để cứu khổ chúng sanh . Sau 49 ngày tư duy thiền định dưới cội Bồ đề mà Ngài đã ngộ ra được lý nhân duyên . Khi Ngài quán chiếu lý nhân duyên theo chiều thuận và nghịch lại một cách rành rẽ thì thực tướng của vạn pháp đã được hiển lộ một cách rõ ràng và Ngài đã tuyên bố sanh đã tận phạm hạnh đã thành và thân này chính là thân sau cùng , không còn phải chịu cảnh tái sinh nữa . Để có niềm tin và xác lập lý tưởng với con đường chuyển hoá, hành giả phải thấy được các chứng đắc siêu tuyệt của đức Phật như mười năng lực, bốn vô uý, tự tại trong các cộng đồng.Ngài còn là bậc đạo sư thấu rõ được hết nguyên nhân tập khởi của vạn pháp và các con đường dẫn đến tái sinh của các chúng sanh và quỹ nhân quả đạo đức của mọi chúng sanh . Do đó mà đức Phật đã thuyết lý nhân duyên trong kinh Đại duyên và làm sáng tỏ những mắc xích nhân duyên trong chuổi vận hành của vạn pháp .Khi đã thấy rõ được thực tướng thì chuyển mê khai ngộ vì Đức thế Tôn đã thấy rõ được nguyên nhân của khổ đau là do mê làm gốc . con đường thoát khổ là con đường giải mê , là mở rộng mắt tuệ để thấy mình là ai .Chính mình hiểu theo nghĩa rốt ráo ,phật đạo gọi là “bản tâm” hay “bản tính ”, “phật tính” .Thấy được bản tâm rồi thì sống trong cái thấy đó thì là đổi khổ thành vui vậy!Đây là cái vui vĩnh  cữu hay còn gọi là Niết bàn .Giữa khổ đau và Niết bàn chỉ có một khoảng cách chỉ là khoảng khắc một sát na.Như thể nhắm mắt và mở mắt!Như chính Đại sư Huệ Năng từng nói:”Tiền niệm mê tức phàm phu , hậu niệm ngộ tức Phật” (Niệm trước còn mê thì phàm ; niệm sau ngộ thì Phật ), hoặc “ngộ tắc sát na gian (Ngộ thì chỉ trong thời gian một sát na ) .Tuy vậy khoảng khắc đó trong thực tế không dể bướt qua .Tóm lại Phật đạo hay Thiền đạo cốt yếu là như vậy . Là con đường thoát khổ .
 Đạo Phật ra đời cách đây đã 25 thế kỷ, và đã trở thành một tôn giáo lớn có ảnh hưởng đến toàn bộ tư tưởng của thế giới. Sự ảnh hưởng của đạo Phật đã lan truyền khắp nơi và càng ngày càng được nhiều giới tri thức đón nhận nồng nhiệt , điều đó chứng minh giá trị bất hữu của đạo Phật . Dù thời gian trôi qua hàng ngàn năm nhưng triết lý đạo phật dù đang ở thời kỳ khoa học hiện đại vẫn được tìm hiểu và làm sáng tỏ thêm và tăng giá trị của đạo phật .Trong kinh Tăng Chi đức Phật dạy :”Phật pháp là thiết thực hiện tại , không có thời gian , đến để mà thấy , được người trí tự mình giác hiểu ”.
 Đạo phật có hai luồng tư tưởng lớn là Đại thừa và tiểu thừa.Thiền của tiểu thừa hay còn gọi là thiền nguyên thủy như thiền tứ niệm xứ , thiền ngũ đình tam quán …Thiền Đại thừa như thiền chỉ quán , thiền lục diệu pháp môn , thiền Pháp Hoa tam muội…Nhìn chung thì cả hai phương pháp thiền này đều áp dụng lời dạy của đức Phật nên còn gọi là Như Lai thiền .Phương pháp tu tập này được tu tập ở hầu hết các nước Á đông , nơi mà những thế kỷ đầu của tây lịch phật giáo du nhập vào .Những phương pháp thiền này được thiền sư Khương Tăng Hội làm cho nổi bậc và pháp triển ở Đại Việt .
 Những nguồn tư tưởng này được du nhập vào Trung hoa rất sớm .
 Đặc biệt , khi thiền tông truyền vào Trung hoa , nhất là thời đại của Tổ Bồ Đề Đạt Ma về sau này đặc biệt là Lục tổ Huệ Năng thì sắc thái thiền tông hoàn toàn thay đổi. Thiền trở về với chính nó và giúp cho hành giả trực ngộ bản tâm một cách tuyệt đối .Đây là sáng tạo của chư vị tổ sư nên được gọi là thiền Tổ Sư. Đây là sáng tạo đặc biệt của thiền  tông Trung Hoa , mặc dù thiền được khế thừa từ Ấn Độ nhưng có thể nói là sản phẩm độc đáo của Trung Quốc đối với Phật giáo.
 Phật giáo được truyền vào trung Hoa từ những thế kỷ đầu Tây Lịch và các thiền sư như An thế Cao (đời Hán ), Ca Diếp , Ma Đằng … đã truyền các tư tưởng thiền nhưng không làm nổi bậc phng thái thiền học.Đến thế kỷ thứ VI , tức năm 520 , Bồ Đề Đạt Ma chính thức truyền bá thiền tông vào Trung Quốc , đây cũng là bướt ngoặc để thiền tông phát triển và khởi sắc chân giá trị của thiền tổ sư . Chủ trương  của thiền tông được Tổ Bồ đề đạt ma chủ xướng :”bất lập văn tự , giáo ngoại biệt truyền , trực chỉ chân tâm , kiến tánh thành phật”.Mặc dù chủ trương như vật nhưng ngài hoàn toàn không xử dụng đúng tông chỉ như thế , bởi vì Ngài còn mang nặng sắc thái thiền của Ấn Độ . Giữa hai tư tưởng Ấn Độ và Trung Hoa vẫn có những điểm đối lập nhau : Người Ấn luôn hướng về triết học thần bí siêu hình ; Người Trung hoa thì bình dị , đơn giản mà thực tiển cho nên khó có thể hòa nhập ngay được.Như trường hợp gặp nhau giữa Bồ đề đạt ma và vui Lương Võ Đế đã không thành công là điều tất nhiên .
  Vua Lương Võ Đế hỏi : Trẩm xây dựng hơn 70 kiểng chùa ,độ chúng tăng nhiều vô số việc ấy có công đức gì không ?  Đạt ma trả lời : Không có công đức .
Câu trả lời đã làm nhà vua hoàn toàn thất vọng và buổi đầu của cuộc tiếp xúc của tư tưởng thiền tông của Ấn độ đối với người trung hoa đã thất bại . Câu nói phủ đầu của Tổ đối với nhà vua hoàn toàn không có tác dụng , bởi người Trung Hoa không chấp nhận những câu nói cầu kỳ rắc rối như thế !
Ngài Đạt ma muốn cảm hóa nhà vua làm việc đừng chấp tướng , vì nó còn giới hạn ở phước báo nhân thiên . Nhưng với quan điểm trái ngược nhau nên buổi đầu gặp mặt Ngài đã thất bại và phải qua đất Ngụy , rồi ngồi ngó vách chín năm để đợi thời cơ . Người Trung hoa đầu tiên có thể bỏ mọi thành kiến để chấp nhận sự thử thách phủ đầu của Bồ đề đạt ma chính là Thần Quang . Thần Quang nghe tiếng của Đạt ma đã đến hỏi đạo .Trong khi Thần Quang đứng cả đêm ngoài trời tuyết ngập đến phủ đầu gối , vậy mà Ngài Đạt Ma vẫn nói một câu hết sức vô tình “diệu đạo vô thượng của chư Phật phải nhiều kiếp tinh tấn , chỉ có chút lao khổ nhọc nhằn mà cầu pháp chân thừa sao ?” Vượt qua được thử thách này thì Thần Quang trở thành người Trung Hoa đầu tiên tiếp nhận được thiền của Bồ Đề Đạt Ma .Như vậy có thể xem Ngài Đạt Ma là gạch nối của thiền tông Ấn Độ và Trung Hoa và cũng là vị tổ cuối cùng của Ấn Độ và sơ tổ của Trung Hoa .
.Các phương pháp hành thiền
2.1 Tứ niệm xứ
Tứ niệm xứ là phương pháp cổ xưa mà đích thân đức Phật dạy cho các đệ tử.Nhờ thực hành mà các vị này đã chứng thánh quả A la hán (vô sanh).Cũng là pháp của Phật mà người theo Đại thừa coi đây là pháp tiểu thừa rồi bị lãng quên , phật pháp không có đại tiểu mà tất cả chỉ là do sự phân biệt của chúng ta mà thôi.
Tứ niệm xứ là phương pháp tu tập trọng yếu nhất dựa vào kinh Tứ niệm xứ do đức Phật chỉ dạy cách đây 2500 năm nhằm uốn nắn , rèn luyện làm cho quân bình và thanh lọc thân tâm .
Pháp niệm xứ được thiết lập trên sự áp đặt tâm niệm (Satipatthana ).Sati có nghĩa là niệm ,patthanala một hình thức rút ngắn của Upatthana có nghĩa là để gần lại tâm của mình .
 Mở đầu bài kinh Đức Phật có dạy :
“Sau đây là những lời tôi nghe Đức Thế Tôn dạy , hồi Ngài còn đang cư ngụ ở Kammassadhamma , một khu phố của giống dân Kuru . Một hôm Đức Thế Tôn gọi chư Tăng : “này các tỳ kheo”. Chư Tăng đáp : “thưa Thế Tôn có chúng con đây”. Phật nói này các vị : “Đây ta chỉ cho các vị con đường duy nhất để có thể gạn lọc bản thân , vượt thoát mọi phiền não, tiêu diệt ưu khổ, đạt tới chánh đạo và chứng ngộ Niết Bàn. Đó là Pháp Niệm xứ ”.
 Pháp Niệm Xứ có bốn phần , đó là :
Tinh chuyên chú niệm vào :
-Thân .Niệm thân.
-Thọ.Niệm thọ.
-Tâm.Niệm tâm.
-Pháp .niệm pháp.
Điểm chủ yếu của pháp này chủ yếu là niệm và quán sát.
a)     Niệm thân.
Hành giả quán niệm thân thể nơi thân thể . Quán niệm thân thể là biết rõ được những điều liên quan và đang xảy ra ngay nơi thân thể, chứ không phải là cảm giác hay là ý tưởng .Những hành động của thân thể như là co dũi tay chân đều nhận rõ .Quán niệm về thân thể gồm có :Hơi thở ra vô, bốn oai nghi (đi ,đứng, nằm , ngồi), các động tác thông thường , các bộ phận ở trong cơ thể , tứ địa và chín giai đoạn tan rã của thân thể.
Trong phương pháp niệm thân thì phần quan trọng nhất chính là phuong pháp quán niêm hơi thơ vô ra (anapanasati). Hành giả ngồi xếp bằng thoải mái , đạt hết tâm ý vào sự theo dõi và ghi nhận hơi thở vào hơi thở ra.Khi hít vào hơi thở ngắn thì biết rằng đang hít vào hơi thở ngắn , khi thở ra một hơi thở ngắn thì hành giả biết rằng mình đang thở ra một hơi thở ngắn …Đây là phương pháp hành thiền phổ thông mà ai cũng có thể thực hành được để lắng tâm cũng như dể gom tâm an trụ tâm . Chính Đức Phật xưa kia dưới cội Bôf Đề cũng hành trì để chứng quả Vô thượng bồ đề , và Ngài cũng quả quyết tầm quan trọng của phương pháp này.
b)Niệm thọ hay cảm giác
Quán niệm thọ là hành giả nhận rõ cảm giác một cách khách quan những cảm thọ của mình : vui sướng , đau khổ hoặc không vui không khổ , xem chúng khởi lên và biến mất như thế nào .Ví dụ như là có một cảm giác vui thì hành giả liền biết và ghi nhận là : có một cảm giác vui, và như thế hành giả hay biết những cảm thọ khác và cảm nhận chúng một cách đúng thực tế , nó như thế nào thì ghi nhận như thế đó , không thêm hay bớt .Cảm giác vui có mặt thì hầu hết mọi người đều muốn nó tồn tại lâu dài và cảm thấy vui sướng phấn khởi , còn khi có cảm thọ buồn khổ thì lại thấy thất vọng.Phương pháp tu tập này giúp cho hành giả cảm nghiệm được tất cả các cảm giác một cách khách quan với tâm xả , tránh đi tâm lý bị chi phối bởi những cảm giác .
c)Niệm tâm
Trong cuộc sống hàng ngày thì biết bao những ý nghĩ đã đến rồi đi mà chúng ta chưa hề ghi nhận chúng . Niệm tâm là nếu có những ý nghĩ hay tư tưởng phát sinh thì hành giả phải ý thức và ghi nhậnchúng một cách rõ ràng .Những tư tưởng ở đây có thể là tốt là xấu hay là thiện hoặc bất thiện. Hành giả quán sát theo dõi , nhìn nhận chúng mà không cảm thấy bất mãn . phương pháp quán niệm tâm giúp cho hành giả thấu đạt được bản chất và hoạt động của tâm . Những ai thường siêng niệm tâm thì sẽ học được cách kiểm soát và điều kiển  tâm mình
d) Niệm pháp .
Trong phần này thì hành giả quán niệm về năm hiện tượng ngăn che tâm thức hay còn gọi là ngũ cái (Nivarana) :tham dục , sân hận , hôn trầm , trạo cự , nghi hối . Năm nhóm tụ hợp hay ngũ ấm (Khanda) : sắc , thọ ,tưởng , hành , thức . Sáu giác quan và sáu đối tượng hay còn gọi là lục căn và lục trần (Ayatana) :mắt , tai , mũi , lưỡi , thân , ý và hình sắc , âm thanh , mùi hương , vị nếm , xúc chạm , tư tưởng .Bảy yếu tố của sự ngộ đạo (Bọhangga) : Niệm , trạch pháp , tinh tấn , hỷ , khinh an , định , hành xả . Bốn sự thật cao quý  , tứ diệu đế (Cattari Ariya Sacca): khổ đau , nguyên nhân đưa đến khổ đau , sự chấm dứt khổ đau , và con đườn dẫn đến sự chấm dứt khổ đau.
 Và đặc biệt là cuối lời kinh nói rằng người nào thực hành bốn quán niệm trên , người đó có khả năng đạt được quả vị chánh trí (A la hán)ngay ở đây và trong kiếp này , hoặc nếu còn dư báo thì cũng đạt được quả vị A na hàm .Trong kinh cũng thường lập đi lập lai câu “Vị ấy sống tự do và không còn bám víu vào một thứ gì trong thế gian .“Tự do ” ở đây có nghĩ là không còn bị tham ái chi phối , cùng tất cả sự ràng buộc của danh sắc , một bản ngã thường hay là một cái ta nào . 
Tứ niệm xứ là một phương pháp hành thiền chứ không phải là một hệ thống lý thuyết suông. Trong hệ thống Đại thừa thì 37 phẩm trợ đạo thường không được khai thác triệt để đúng với danh từ của nó mà chỉ được biết đến như là những lý thuyết cần biết mà thôi , trong các sách phật học thì Tứ niệm xứ thường được tóm tắt như sau :
1/ Quán thân bất tinh .
2/Quán thọ thì khổ
3/Quán tâm vô thường
4/Quán pháp vô ngã.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét