Nền tảng của đạo đức Phật giáo đã có từ khi
đạo phật có mặt trên thế gian này . Trong đó thì Luật tạng được coi là môn học
đạo đức . Vì thế Đạo đức Phật giáo chính
là quan điểm đạo đức được nhìn với nhãn quan của Phật giáo .Toàn bộ nội dung
đạo đức Phật giáo được cô đọng trong bài kệ sau :
“Không làm các
việc ác
Nên làm các việc lành
Thanh tịnh thân
miệng ý
Là lời chư Phật
dạy”.
Dựa vào căn bản đó mà Đức
Phật đã chế ra giới luật tùy theo các cấp độ khác nhau .Tuy có sai khác nhưng
tựu chung cũng được bao hàm trong năm giới cấm và mười điều thiện . Năm giới
chính là nguyên tắc đạo đức căn bản để con người sống được hạnh phúc , xã hội
ổn định và kiến tạo một thế giới thanh bình .Giới thứ nhất là không sát sanh là
thể hiện được tinh thần từ bi và tôn trọng sự sống của muôn loài.Giới thứ hai
là không trộm cắp là tôn trọng lẽ phải và tài sản của người khác .Giới thứ ba
là không tà dâm là bảo vệ hạnh phúc của mình và mọi người . Giới thứ tư là
không nói dối là tôn trọng sự thật .Giới thứ năm là không uống rượu là giữ gìn
trí tuệ sáng suốt và sức khỏe .Trong bát chánh đạo thì ba chi phần chánh ngữ ,
chánh nghiệp , chánh mạng là ba nguyên tắc thuộc phạm trù đạo đức . Vì thế đạo đức phật giáo chỉ nhằm mục đích
giúp cho con người hướng tới diệt khổ và an vui .Đây không phải là lý thuyết suông mà
chính là đường lối thực hành thực tiển để con người có thể hưởng được hạnh phúc
chân thực ngay tại cuộc sống hiện tại chứ không phải là thiên đường xa vời .
Nếu đạo đức Phật Giáo là nết sống đem lại hạnh phúc và an
lạc thì nếp sống ấy cũng đưa con người lên vị trí lên cao nhất .Cuộc đời của
đức Phật là hình ảnh sinh động nhất về sức mạnh của người dựa trên sức mạnh của
con người , tự mình tìm đạo , tự mình khổ hạnh , tự mình hành thiền cho đến khi
giác ngộ .Như thế Ngài đã chứng minh rằng đau khổ không phải là do ai đem lại
cho mình cũng như hạnh phúc không phải được một đấng thần linh nào ban cho ,
thiên đường hay địa ngục là do chính mình tạo ra . Với niệm lực và định lực của
mình thì ta có thể vượt qua khổ đau tuệ tri được lạc để tránh thiền lạc , đạt
được đạo quả giác ngộ .
Đạo đức phật giáo cũng chính
là con người bỏ ác hành thiện , từ bỏ những bất thiện pháp mà thực hành những
điều lành , biết bao lời này của Đức Phật về vấn đề này :
“ Ác hạnh không nên làm
Làm xong
chịu khổ lụy
Thiện hạnh
ắt nên làm
Làm xong
không ăn năn”
(Kinh Pháp Cú
318)
Ai mến kẻ
bất thiện
Không ái
luyến bậc thiện
Thích pháp
kẻ bất thiện ,
Chính cửa vào bại vong”
(Kinh Tập tr.18)
Giáo lý nhân quả nghiệp báo chính là con
đường đưa con người vào con đường chân thiện mỹ , con người sẽ có được những
đức tính tốt .Bởi nhân quả chính là giáo lý có tính chân thực công bằng và đã
được khoa học hiện đại chứng minh .Vạn vật trên thế gian đều chịu sự chi phối
của luật nhân quả , nhân quả vừa đa điện vừa biến chuyển không ngừng chứ không
phải là theo cách nghĩ thông thường là “Nhân nào quả đó”.Như trồng cây cam thì
ta cần phải có hột giống rồi chăm sóc bón phân , diệt trừ sâu bọ đó chính là
trợ duyên .Có chánh nhân rồi có trợ duyên thì mới công thành quả mãn . Nếu có
chánh nhân mà không có trợ duyên thì kết quả cũng èo uột, hoặc chẳng thành . Do
đó phải có đủ nhân duyên thì mới có được quả tròn đầy .Đạo Phật nói nhân quả để
áp dụng vào đời sống của con người .Vì biết răng mọi kết quả đều có nguyên nhân
của nó nên con người tránh đi việc ác mà lo làm các việc thiện , chứ không phải
là do một thế lực linh thiêng nào .Biết rõ điều này nên khi có điều tốt đến thì
ta cũng không nên vui mưng thái quá hay điều xấu đến thì lo lắng mà nên phải
bình tỉnh suy xét từ nơi mình là tránh được bệnh hấp tấp vội vàng . Biết mình
là chủ nhân của nghiệp quả của mình nên khi kết quả tốt xấu có đến thì vẫn bình
thản nhận lấy , không oán hờn trách móc . Mình gây nhân thì thọ quả là lẽ công
băng vì thế nên không dám làm các việc ác mà nên có tinh thần sáng suốt , như
nói “Bồ tát sợ nhân chúng sanh sợ quả ”.Một quả được hình thành do nhiều nhân
duyên vì thế muốn hiểu rõ thì phải thấu suốt ba đời nhân quả thì mới hoàn chỉnh
.
1.
Đạo đức Phật giáo
trong kinh điển.
Như trong kinh Tăng Chi Đức Phật có
dạy : “Thành tựu 5 pháp này các Tỳ kheo , Tỳ kheo sống trong hiện tại đau khổ,
với tổn hại , với ưu não , với nhiệt não . sau khi thân hoại mạng chung được
chờ đợi là ác thú . Thế nào là 5 ? Ở đây này các Tỳ kheo , Tỳ kheo không có
lòng tin , không có lòng xấu hổ , không có lòng sợ hãi , biếng nhác và ác tuệ
.Thành tựu 5 pháp này các Tỳ kheo , Tỳ kheo sống trong hiện tại sống an lạc ,
không có tổn não ,không có tổn não , không có nhiệt não , và sau khi mạng chung
, được chờ đợi là cõi lành .Thế nào là 5 ? Này các Tỳ kheo , Tỳ kheo có lòng
tin , có lòng hổ thẹn , có lòng sợ hãi , tinh cần tinh tấn , trí tuệ kinh
…”(Tăng Chi II ,11).
Đạo đức Phật giáo chỉ dạy cho con người sống
một lối sống thanh tịnh , trong sạch , lành mạnh bởi một thanh tịnh thì mới đảm
bảo hạnh phúc .Trong ví dụ Tấm vải Trung Bộ I , số 7 ),Đức Phật xác định một
tấm vải cấu uế đem nhuộm sẽ được màu nhuộm không tốt . Cõi ác chờ đợi một tâm
cấu uế.Trái lại mộ tâm vải thanh tịnh trong sạch đem nhuộm sẽ được một màu tốt
đẹp . Cũng vậy cõi thiện chờ đợi một tâm không cấu uế .Như vậy hạnh phúc chỉ
đến với một tâm trong sạch .Không đến với một tâm hồn cấu uế .Đức Phật kể về 16
cấu uế tâm , trong ấy tham sân si là chính , cần phải tẩy sạc và đoạn trừ , nhờ
lòng tịnh tín bất động đối với ba ngôi báu , nhờ chứng được nghĩa tín thọ và
pháp tín thọ .Từ nơi đây , hân hoan liên hệ đến pháp sinh khởi ;từ hân hoan ,
hỷ khởi lên .Từ hỷ , thân được khinh an .Thân khinh an , cảm giác được lạc thọ
.Với lạc thọ , tâm được thiền định (Trung Bộ I , 37A 37B ).
Các pháp môn Phật dạy thì
pháp môn nào cũng dẫn đến kết quả đoạn tận bất thiện và thành tựu các thiện
hạnh .như một hành giả muốn có kết quả thì trước tiên phải diệt trừ năm triền
cái :Tham dục , sân hận , hôn trầm , trạo hối và nghi , để thay thế vào với tầm
, tứ , hỷ , lạc , nhất tâm , tức là năm thiền chi thiện lành .Các triền cái ,
các kiết sử , lậu hoặc , tỳ miên được xem là các bất thiệ pháp cần phải được
loại trừ để có thể chứng được quả vị giải thoát .Các pháp bất thiện chưa sanh
chận đứng đừng cho sanh .Các pháp bất thiện đã sanh thời tinh tấn đoạn trừ .Các
phát thiện chưa sanh , tinh tấn làm cho sanh khởi và các pháp thiện đã
sanh tinh tấn làm cho tăng trưởng .Đức
Phật đã khéo léo dạy chúng ta phân biệt pháp nào là pháp thiện , pháp nào là
pháp ác , như trong lời dạy sau đây của Ngài đối với du sĩ ngoại đạo Vacchagota
:
“Tham là bất thiện , vô tham
là thiện .Sân là bất thiện , vô tham là thiện .Sát sanh là bất thiện , không
sat sanh là thiện .Lấy của không cho là bất thiện , từ bỏ lấy của không cho là
thiện .Tà hạnh trong các dục là bất thiện , từ bỏ tà hạnh trong các dục là
thiện . Nói láo là bất thiện , từ bỏ nói láo là thiện .Nói hai lưỡi là bất , từ bỏ nói hai hai lưỡi là
thiện .Nói lời độc ác là bất thiện , từ bỏ nói lời độc ác là thiện .Xan tham là
bất thiện , từ bỏ xan tham là thiện .Sân là bất thiện , từ bỏ sân là thiện .Tà
kiến là bất thiện , từ bỏ tà kiến là thiện .Như vậy này Vacchagota , mười pháp
là bất thiện , mười pháp là thiện ”. (Trung Bộ II-135).
Đạo đức phật giáo chấp nhận
luật nhân quả làm đinh luật chi phối hành vi thiện ác của mình .Nghiệp là hành
động có dụng ý , tức là con người hoàn toàn nhận thức rõ được hành động của
mình làm , còn không dụng tâm thì không gọi là nghiệp.Chính vì vậy Đức Phật xác
định con người chính là chủ nhân của các nghiệp mình làm .Nghiệp do mình dụng
tâm làm ra thì không thẻ nào chốn chạy .Con người chủ động hành vi của mình và
chịu trách nhiệm với cuộc sống hiện tại và tương lai của mình , không quy trách
nhiệm cho thần thánh hay bất kỳ thế lực siêu nhiên nào cả .Chỉ có con người
chịutrách nhiệm về cuộc sống hạnh phúc hay đau khổ của mình .
“Tự
mình làm điều ác
Tự
mình làm ô nhiễm
Tự
mình ác không làm
Tự mình làm thanh tịnh
Tịnh
không , tịnh tự mình
Không ai thanh tinh ai ”
(Pháp Cú 155)
Như vậy chỉ có hành động của
mình tạo ra và cũng chính ta phải nhận lấy kết quả .Nghiệp tốt đẹp hay là xấu
chính là nguyên nhân của hạnh phúc hay khổ đau của con người .Con người chính
là chủ nhân của nghiệp và khi nghiệp đã làm rồi thời không thể tránh khỏi kết
quả của nghiệp :
“Không trên trời dưới biển
Không lánh vào động núi
Không chổ nào trên đời
Trốn được
quả ác nghiệp ”
(Pháp
Cú 127)
Tuy trong kinh nói “Người là chủ của nghiệp ,
đồng thời cũng là kẻ thừa tự nghiệp ”. Thế nhưng khi nói con người là chủ nhân của nghiệp , là
kẻ thừa tự của nghiệp, là chủ nhân của nghiệp.Chính mình hành động và chịu
trách nhiệm về những hành động của mình .Không vì thế mà đạo Phật chấp nhận con
người làm nô lệ của nghiệp , con người có tư thế chủ động đối với nghiệp mà
mình tạo ra .
Thuyết nghiệp báo của Phật
giáo không phải là quyết định luận hay vận mạng luận .Đó là lý do vì sao mà
người cực ác nếu biết hối lỗi bỏ ác làm thiện , cũng có thể trở thành bậc thánh
.Trái lại người hiền lành , nếu sống buông lỏng , giao du với kẻ xấu , không
biết giữ gìn , chăm sóc ý nghĩ , lời nói và hành động của mình cũng có thể biến
thành người ác , người xấu .Khả năng chuyển thiện thành ác yêu cầu chúng ta
phải cảnh giác lời nói và ý nghĩ hành động của mình.Đồng thời cũng động viên
mọi người bỏ ác hành thiện .Trong đệ tử của đức Phật đã có nhiều trường hợp như
là sat nhân Angulimala , kỷ nữ Ampabali , sau khi xuất gia đã tinh
tấn tu học và đều trở thành bậc A-la-hán
.Con người tuy là kẻ thừa tự của nghiệp nhưng với sự nổ lực và đúng hướng trong
cuộc sống hiện tại thì có thể triệt tiêu hay là chuyển hướng nghiệp của mình
trong quá khứ .