Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

nghiên cứu về triết học Ấn.

Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển các hệ thống tư tưởng triết học cổ Ấn Độ:

Địa lý, khí hậu: ấn độ là một bán đảo lớn, một tiểu lục địa nằm ở miền Nam châu Á; phía tây nam và đông nam giáp ấn độ dương, phía bắc là dải himalaya hùng vĩ nằm án ngữ theo một vòng cung dài 2600km. dân số phân bố không đều. miền bắc có những trận cuồng phong lạnh buốt quanh năm. Khi gặp được nước nóng ở miền nam thì tạo thành những đám sương mù làm u ám cả miền trời. đất đai giàu chất phù sa màu mỡ. miền nam thì sâu hơn nên đầy nắng gắt khiến con người khắc khổ và sức chịu đựng dẻo dai. Đất đai khô cằn, con người có ý chí rất vững để vươn lên số phận. ấn độ có hai con sông lớn là gange và hindus với truyền thống thanh tẩy. nhiệt độ chênh lệch ngày đêm, khí hậu nóng ẩm tạo không gian tâm linh, môi trường tôn giáo. Miền bắc ấn là tỉnh kashmir nổi tiếng về dệt, miền năm con sông và những câu chuyện thần thoại. giữa miền bắc và miền nam cách biệt bởi dãy vindhya, có sa mạc thar núi aryawatar. Dãy Himalaya quanh năm tuyết phủ. Từ dehli đến ceylan thì con người suy nhược, trễ nãi và mau già do cai nóng, cách chống nóng là ngồi yên không muốn làm gì hết.

Nhân chủng: người aryans du nhập vào từ phía Bắc (iran) với nền văn minh du mục. người drividian là dân bản xứ sống dọc 2 bờ con sông với văn minh nông nghiệp. khi người aryans chiếm lãnh thổ tạo ra nhà nước aryans với văn hóa nông nghiệp,từ đó hình thành tư tưởng triết học duy lý và huyền bí,tác động tính chất triết học ấn độ.

Kinh tế, chính trị, xã hội: phương thức sản xuất nô lệ (phương đông), nhà nước nô lệ dựa trên 4 đẳng cấp, từ đó phân chia ra các trường phái với nội dung khác nhau. Thời kì văn minh sông ấn (văn minh Harppa). Xuất hiện vào khoảng giữa thiên niên kỷ III đầu thiên niên kỷ II trước cn. Đây là nền văn minh đồ đồng mang tính chất đô thị của một xã hội đã vượt qua trình độ nguyên thủy, đang tiến vào giai đoạn đầu của xã hội chiếm hữu nô lệ. sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đã đạt tới một trình độ nhất định. Thành phố được xây dựng bằng gạch nung, theo một quy hoạch thống nhất, xã hội thời kỳ này đã xuất hiện phân chia kẻ giàu người nghèo rõ rệt. về công nghệ có nghề dệt bông len, nghề đúc đồng, điêu khắc, nữ trang, gốm sứ đạt đến trình độ tinh xảo. thời kỳ này cũng đã có chữ viết, được thấy trên các quả ấn bằng đồng hay đất nung. Tôn giáo cũng đã xuất hiện biểu hiện qua các hình nổi điêu khắc. thời kì veda (khoảng từ thế kỉ XV đến thế kỉ VII trước cn). Vào khoảng thế kỉ XV, các bộ lạc du mục của người arya từ trung á xâm nhập vào ấn độ, đem theo những phong tục, tập quán, tín ngưỡng… và bắt người bản xứ làm nô lệ. đây là thời kì hình thành các quốc gia chiếm hữu nô lệ đầu tiên của người Arya trên lưu vực sông Hằng và sông Ấn. sau một thời gian dài chung sống, người aryan  và người dravida bản xứ đã đồng hóa. Người arya chuyển từ du mục, chăn nuôi sang đời sống nông nghiệp định cư, phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp. đặc trưng của nên kinh tế nông nghiệp thời kì này là kinh tế tiêu nông kết hợp chặt chẽ với thủ công nghiệp gia đình. Đó là nguyên nhân làm xã hội ấn độ phát triển rất chậm và trì trệ. Về mặt xã hội, thời kỳ này xuất hiện chế độ đẳng cấp góp phần quy định cơ cấu xã hội và ảnh hưởng đến hình thái tư tưởng ấn độ cổ đại được hình thành khi người arya chinh phục, thống trị người dravida, cũng như trong quá trình phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc giữa quý tộc và thường dân arya với thánh điển bà la môn và luật manu. Thời kì veda cũng là thời kì hình thành các tôn giáo lớn mà tư tưởng và tín ngưỡng của nó ảnh hưởng đậm nét đến đời sống tinh thần xã hội ấn độ cổ đại, như đạo rig veda, đạo bà la môn, đạo phật, jaina… thời kì từ thế kỉ vi đến thế kỉ I trước cn. Các quốc gia chiếm hữu nô lệ đã thực sự phát triển, thường xuyên thôn tính lẫn nhau dẫn đến sự hình thành các quốc gia lớn, các vương triều thống nhất như Magadha, maurya. Trong thời kỳ này nền kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa có những bước phát triển tiến bộ vượt bậc. thương nghiệp, buôn bán phát triển thành một tầng lớp mới và tầng lớp thương nhân và thợ thủ công. Tiền kim loại xuất hiện, nhiều thành phố trở thành trung tâm công thương nghiệp quan trọng, nhiều con đường thương mại thủy bộ nối liền các thành thị với nhau và thông từ ấn độ qua trung hoa, ai cập và miền trung á.

Khoa học kĩ thuật: phát triển cao về toán, đại số, y, thiên văn…. Tạo khả năng khái quát, trừu tượng hóa cao. Trình độ tư duy, khái niệm và phạm trù cũng phát triển cao. Ngay từ thời veda, thiên văn học ấn độ đã bắt đầu xuất hiện. người ấn độ đã biết sáng tạo ra lịch pháp, phỏng đoán trái đất hình cầu và tự quay quanh trục. cuối thế kỉ v trước cn, người ấn đã giải thích hiện tượng nhật thực và nguyệt thực. toán học, họ đã phát minh ra chữ số thập phân, số 0, tính được trị số pi, biết được những định luật cơ bản về quan hệ cạnh bên và cạnh huyền trong tam giác vuông, giải phương trình bậc 2, bậc 3. nền y học ấn độ có từ sớm. người ta biết được nhiều cây làm thuốc và nhiều phương pháp trị bệnh đơn giản. vào thế kỉ V tr cn shursada đã viết sách trình bày thuật chữa bệnh ngoại khoa, tiêu độc, dưỡng sinh…trong nghệ thuật kiến trúc, người ấn độ có một phong cách rất độc đáo, tinh tế, đặc biệt là lối xây dựng chùa chiền, đền tháp vừa có ý nghĩa triết học, tôn giáo,vừa biểu hiện ý chí, vương quyền.

Văn học, nghệ thuật: đa dạng, phong phú và tinh tế. nền văn học truyền miệng phát triển rực rỡ. bản thiên anh hùng ca Ramayana và mahabharata là hai bộ sử thi đồ sộ. ngoài ra còn có bài ca triết lý bhayavad gita, văn học,nghệ thuật ấn độ đã phát triển chói lọi.

Tất cả những đặc điểm lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội cùng với sự phát triển rực rỡ của văn hóa, khoa học ấn độ cổ đại là những tiền đề lý luận và thực tiễn phong phú làm nảy sinh và phát triển những tư tưởng triết học của ấn độ cổ đại.
                                                                                                                                                                                                        vha
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét