Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Vô Ngã

Học thuyết vô ngã của nguyên thủy :
Vô ngã và duyên khởi : con người luôn tồn tại hai tư tưởng là tự vệ và tự tồn .Vì muốn tự vệ trước hoàn cảnh thiên nhiên bao la con người đã tạo ra thượng đế để được bảo vệ che chở nư đứa trẻ cần hình bóng  cha  mẹ . Vì muốn tồn tại con người đã sáng tạo ra  ý tưởng về một linh hồn bất diệt . Đạo Phật là một tôn giáo độc nhất trong lịch sử tôn giáo nhân loại phủ nhận sự hiện hữu của một linh hồn .Theo phật giáo ngã kiến là một niềm tin sai lạc , không tương ứng với thực tại , nó phát sinh những tư tưởng tôi và của tôi , dục vộng , ích kỷ , sân hận , chấp thủ , ác độc , kiêu căng , ngã mạn…Nó là nguồn gốc của mọi rối ren trên cuộc đời , từ tranh chấp cá nhân cho đến chiến tranh giữa các dân tộc . Dù có linh hồn hay không thì chúng ta vẫn đang tồn tại , hiện hữu giữa cuộc đời này .Không hề có một tự ngã mà chỉ có những ý niệm sanh khởi không ngừng , niệm này sanh niệm kia diệt , sanh diệt không hề gián đoạn , tồn tại rồi biến mất .Do nhân duyên mà chúng ta vẫn tồn tại , không cần biết linh hồn có tồn tại hay là không .Cái gì để sinh tử luân hồi thì không thể dung ngôn ngữ để nói được , đó là duyên , cái tư tâm sở , tất cả các hạnh nghiệp do ta tạo ra rồi dẫn dắt ta đi vào vòng tái sinh .Duyên trong tư tâm sở sinh khởi , chánh kiến sanh khởi , cái này làm nên sự đầu thai .Còn tập quán nghiệp thì đưa con người đi đầu thai .Do đó để đi tìm cái ngã của con người thì sẽ không thể có.
    Vô ngã là không có một hiện hữu độc lập , không có một thực thể của riêng nó .Mối liên hệ giữa các pháp với nhau  chính là do duyên mà có mặt , cũng như hết duyên mà tan rã .Vô ngã vì không có pháp nào tồn tại riêng rẽ mà cái này có mặt thì cái kia có mặt , cái này sinh thì cái kia sinh , cái này diệt thì cái kia diệt.Nhân duyên có chiều thuận là :
                                                 Do cái này có mặt, cái kia có mặt;
                                                 Do cái này sanh, cái kia sanh;
                                                 Do vô minh có hành, do hành có thức v.v...
     Chiều nghịch của duyên khởi là:
                                                Do cái này không có, cái kia không có;
                                                Do cái này diệt, cái kia diệt;
                                               Do vô minh diệt nên hành diệt v.v...
    Trong Kinh Cha-chakka , Đức Phật có đề cập nếu ai xem cái thấy như là ngã , lập trường ấy không vững , vì sự sinh khởi và biến mất của cái thấy rõ ràng từ cảm nghiệm .Đối với cái sinh và biến mất , nếu ai nghĩ rằng tự ngã của tôi đang sinh ra và biến mất hẳn cũng bị biến đổi .Như vậy , mắt hay cái thấy được chứng minh là vô ngã .Ngã với ý nghĩa là vật môi giói , được hiểu là người làm tách biệt cảm thọ với một môi giới đang cảm thọ nó.Giữa thọ và cảm thọ không có vật môi giới. trong Kinh Phật có dạy :“Này Tỷ-kheo, phàm sắc gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại..., tất cả sắc (tương tự đối thọ, tưởng, hành và thức) Tỷ-kheo như thật thấy với chánh trí tuệ như sau: "Ðây không phải là tôi! Ðây không phải là của tôi! Ðây không phải là tự ngã của tôi!" Này Tỷ-kheo, do biết như vậy, thấy như vậy, đối với thân có thức này và đối với tất cả tướng ở ngoài, không có quan điểm: ngã kiến, ngã sở kiến, mạn tùy miên". (Ibid, tr.123).  Năm uẩn tập khởi thì năm uẩn cũng phải hoại diệt , không hề có một cái ngã nào tồn tại , do săc , thọ tưởng , hành , thức kết hợp với nhau thì có con người , hết duyên thì  5 thủ uẩn diệt và khổ đau cũng theo đó mà diệt.Bởi mọi hành động thiện ác của con người đều phụ thuộc vào năm uẩn .Cũng như mọi hạt giống tồn tại và phát triển đều do đất .Vì vậy 5 thủ uẩn cấu thành cái ngã của con người .
  Một hôm, Tôn giả A-nan (Ananda) lập lại lời dạy của Tôn giả Mạn-từ Tử (Punna Mantaniputta) trước một số các vị Tỷ-kheo rằng: "Này Hiền giả Ananda, do chấp thủ mà khởi lên tư tưởng "tôi là". Do chấp thủ gì?" - "Do chấp thủ sắc... thọ.. tưởng... hành...thức, khởi lên tư tưởng "tôi là". (Ibid., tr.125).
 Khi ta tư duy 5 uẩn là vô ngã , vô thường , đem đến khổ đau đó chính là chánh niệm.
 Học thuyết Vô ngã của Đại Thừa
 Vô Ngã trong Đại Thừa chính là bản thể luận về chơn không và diệu hữu .Tâm của Đại thừa có thể là kinh nghiệm , cũng có thể là vật :Căn cứ vào đây Đại Thừa Phật Giáo thành lập thế giới quan chơn không và diệu hữu
 Chơn không là kết luận của vọng tâm phân biệt.
 Diệu hữu là cảnh giới đã diệt trừ vọng tâm mà làm sang tỏ thể tướng của tịnh tâm .
 Chơn không diệu hữu là hình trạng hằng hữu của không tướng các pháp , muôn hình vạn trạng , biến hóa không ngừng , hay sanh , trùng trùng duyên khởi , trong tàng thức của chúng sanh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét