5.Bài học Triết lý từ việc nguyên cứu của Duy thức tông
Hiện nay có rất nhiều học thuyết triết học trên thế giới, mỗi học thuyết đều có điểm ưu khuyết khác nhau.Người muốn tìm cầu chân lý để thoát khỏi khổ đau cần phải phân biệt rõ đâu là con đường chân thực để dẫn dắt con người đi đến giải thoát.Vì thế Duy thức khi gặp gỡ những học thuyết hiện đại thì sẽ bọc lộ những điểm ưu khuyết thế nào và rút ra
được bài học gì Yếu chỉ của Duy thức là coi ba cõi và các pháp đều do tâm thức biến hiện.Còn đối với các nhà Duy tâm thì chú trọng đến tâm và coi
tâm là nơi sanh ra vạn vật, cũng chắc phải như người theo chủ trương thần ngã , tợ hồ như chủ tể vạn vật.Chẳng sợ bị sai luật nhân quả, nhà Duy thức nói mọi vật đều có bản lai thể tánh của nó.Bất quá thì nó mượn tám thức tâm vương biến hiệ của chúng ta mà sanh ra nó mà thôi. Tám thức ấy là do bảy thức là nhân, khi lưu chuyển trở thành nhân quá khứ, nó rụng hạt giống nghiệp vào thức A lại gia, đây là nơi lưu giữ và huân tập thành thục rồi chiêu cảm quả báo đời sau, cứ thế mà tiếp nối vô cùng vô tận không ngừng. Các nhà
Duy tâm thì chủ trương nhân tâm là mẹ đẻ của vũ trụ vạn vật.Nếu không có
nhân tâm thì vạn vật không có mặt. Như thế chúng ta sẽ hoài nghi nếu vật chất từ nhân tâm mà
có thì tâm từ đâu mà có.Nếu nói nó là vô nhân vô quả , tự nó sanh ra ,
thì không lẽ giữa vũ trụ này có vật không nhân
có quả sao.như cây lúa nhờ có hạt giống và đất nước phân bón và ánh
sáng...là nhân thì cây lúa mới có thể đơm bông kết trái.Như con người nếu người cha không ăn ở với người mẹ thì làm sao
mà có con được. Cái thân ta đây chính là quả. Tìm kiếm khắp vũ trụ không thấy có vật gì là không
có nhân mà sanh ra quả , do đó cái lý của nhà Duy tâm
không thể đứng vững được.Cái lý luận vật do tâm mà có đã bị phá bỏ.
Còn đối với nhà Duy vật học thì quá coi
trọng đến sự diễn biến của văn hóa bên vật chất nhà không xét rõ cái tác động của tinh thần, đo dó quá chủ quan.Theo Hòa thượng Thích Khánh Anh trong Duy thức Triết học thì: “ Tỷ như, ở trong “Duy vật sử quan” ông Mã Khắc Ty chủ trương: lấy vật chất cái sức đẩy rung toàn thể lịch sử loài người; ấy đều là cái chỗ bạo động xúc khích.
Thực ra, lớp trước Mã Khắc Ty, với sự sanh trưởng của “lịch sử duy vật luận”, phần đông người ta đều lấy các giới chánh trị, tôn giáo, … để làm quan điểm cho Duy tâm
luận. Đổi câu nói lại: tức là “Duy vật luận” về trước ông Mã Khắc Ty, còn kiêm đoái hoài đến cái lập trường của Duy tâm luận; từ họ Mã ra đời về sau, lấy cái chỗ sở tôn của Duy vật đó, phần đông người ta lại dùng cái điều: bài xích
các thứ học thuyết khác làm công năng thắng lợi, rất đỗi, nó chẳng hòa hợp nhau với Duy tâm luận nữa. Thế là cái chỗ khuyết điểm rất lớn trước mắt của nhà Duy vật luận!”
Còn nhà Duy thức thì giải thích rõ
ràng và sâu rộng hơn nhà Duy vật: “Vật mà sở dĩ tồn tại, là, do nơi tâm thức nó biến hiện; tâm thức mà sở dĩ biến hiện, là, nhân có huyễn tướng vật thể tồn tại; tâm vật hòa hợp lẫn nhau, mới là cái thể viên mãn.”
Đối với thực chứng chủ nghĩa thì không sa vào
lý lẽ mập mờ của cái lý Huyền học, hay lý luận triết học, mà chỉ một mình tiến bướt trên con đường thực chứng chủ nghĩa.Nên nó chỉ đồng với với “Thật chứng hiện cảnh” –tức là
hiện thực Triết học của Thái Hư Đại Sư –của Triết học.Do đó nó còn
nhiều bất cập, chưa được viên mãn.Bởi Duy thức chủ trương dùng “Vô phân biệt trí” để thực chứng cái tánh
chân thực của các
Pháp.thể của tánh ấy được kinh điển miêu tả là tròn đầy , bất động và luôn trong sáng, tỏ soi.Người phàm phu không
thể dùng trí thức , phân biệt để nhận biết và thực chứng được “Huyễn tướng”, rồi so tính là hiển sắc , hình sắc và biểu sắc.Chạy theo chân lý
một bên để mà phân biệt