Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013

khí phách

                      gió mưa gội rữa một đời trai
                      cho quảng đường xa bớt thở dài
                      khí phách anh hùng đâu nảng chí
                      ngàn năm lưu dấu bật anh tài

Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

Tứ diệu đế



Đế thứ nhất cũng có bốn pháp,pháp thứ nhất là lý khổ đế tức là sanh lão bệnh tử. Con người mình sanh ra thì đời là biển khổ, thọ cái khổ của biển khổ trần ai. Tức là sanh ra thì trần chuồng lạnh lẽo khóc la, trong vô số người- trăm ngàn người, người nào cũng khóc hết. Để chứng minh cho thấy nghiệp lực nó dẫn dắt chúng ta đi vào biển khổ nên ta mở mắt chào đời là vang tiếng khóc. Bởi vì sao? Bởi vì đời là biển khổ con ơi!..Cho dù mình có phước đức sanh ra làm một vị quốc vương, hoặc là con của quốc vương, hoặc là công chúa, hoặc là thái tử cũng đều khổ. Vì sao khổ?..Vì thân này sanh ra lớn lên là phải biết ăn biết uống, mà khi chúng ta ăn không được tức là sẽ hiện bệnh. Chúng ta có hiện tượng gì đó uống không được uống không được, vì sao uống không được?..Phải có bệnh tật gì đó mới uống không được cũng là khổ. Và chúng ta đi làm đi ăn kiếm được cuộc sống để nuôi sống bản thân là khổ. Rồi những người như vua chúa rồi người ta không đi làm mà vẫn có ăn thì họ có ăn, nhưng mà cái ăn của họ là ăn trên mồ hôi nước mắt của người khác. Anh có phước anh lãnh đạo thì anh phải lo lại cho mọi người dân, anh ăn mồ hôi nước mắt của người ta thì anh phải lo lại cho họ đầy đủ pước đức- làm cho đất nước thái bình nhân dân an lạc thì anh mới xứng đáng công đức của anh là một quốc vương. Còn anh chỉ biết ăn, biết lợi dụng cái công sức của người khác mà anh chứa đầy tham vọng để cho người dân đau khổ mà bản thân nah không dẫn dắt họ đi đến  cái chỗ giải thoát an lạc thì anh cũng là một trong những tội nhân, chứ không thể nói anh là quốc vương là không có tội. Anh làm đúng cho đời, anh lãnh đạo cho đất nước được thái bình nhân dân an lạc thì mọi người được hưởng phước thì vị quốc vương đó thật sự là một vị đại đức. Chứ không nhất thiết là mình xuất gia mang tiếng đại đức mới gọi là đại đức đâu!..Thì cái người mà lãnh đạo cho dân chúng được lành mạnh đầy đủ, cơm no áo mặc, xử lý an ninh quốc phòng rất là tốt để lợi ích nhân dân thì đây cũng là đại đức rồi. Đại đức với tướng hữu lậu.
Thì đây cái khổ thứ nhất là con người mình phải chấp nhận tấc cả cái khổ của cuộc sống bương trãi, người dân ăn thì phải làm ăn, rồi tranh đấu với mọi nghiệp lực khác nhau. Trong khi chúng ta làm ăn được mất thành bại cũng đều đau khổ hết, rồi kẻ được người mất. Tôi được thì cô phải mất- không có cái chan hòa thì tấc cả đều là biển khổ. Thì đó, chúng ta sanh ra khổ- rồi chúng tại lại già đi chúng ta cũng thọ cái khổ. Cái khổ già này là cái gì?..Già rồi thì tai điếc, mắt thì mờ, tay chân thì run rẩy, đi đứng nằm ngồi rất là khó khăn. Chúng ta không có bệnh nhưng mà chúng ta đi không nỗi nữa, chúng ta già quá đi thì chúng ta cũng phải chịu chết. Ăn không vô, uống không nỗi cũng sẽ sanh bệnh mà chết- không sanh bệnh cũng đói khát mà chết. Thì rõ ràng sanh ra kiếp con người thì sướng ít nhưng mà khổ nhiều. Mười phần khổ chỉ có một phần sướng. Tấc cả cũng là khổ, đây  là cái lý khổ thứ hai. Cái lý khổ thứ ba nữa là bệnh: Thân người dù già dù trẻ chi anh cũng có bệnh hết!..Mà bệnh là khổ rồi, mà cái khổ bệnh này là cái khổ nặng nề nhất. Khi chúng ta còn sống chúng ta có cái phước đức lớn mạnh thì chúng ta còn đi lại mạnh khỏe chưa có mang bệnh, quá trình này chúng ta được ăn được uống được ngủ nghỉ- cái thân nó không có bệnh thì chúng ta cảm thấy cuộc sống nó cũng có chút an lạc, nhưng mà khi chúng ta bệnh xuống rồi- chúng ta nằm xuống thì đôi chân của chúng ta đi không được, tay chúng bị đau hoặc là đầu chúng bị nhức, thân chúng ta bị bệnh..v..v..Tấc cả đó đều là hiện cảnh khổ. Đức phật mới thấy lý khổ này nó rõ ràng như thế, đức phật nhập vào chánh định thấy được những cảnh như vậy..!Còn cách nào để giải thoát không?.Tại sao con người lại có cái khổ như thế?..Thì đây là cái lý khổ đế thứ ba.Còn cái khổ đế thứ tư ữa là chết khổ,  thì tại sao chết rồi mà khổ?..Thì chính vì chết cái xác không thôi mà cái linh hôn nó không chết, chính cái linh hồn này nó không chết mà nó ôm cái nghiệp lực đi. Chết cũng giống như mình sống, cái linh hồn này rơi địa ngục cũng khổ, không được siêu thoát cũng khổ, làm quỷ làm ma làm đủ thứ cảnh giới khác nhau cũng đều thọ khổ. Thì đây là nói về là nói về cảnh giới của tâm linh rồi, vậy làm sao mà ta thấy được cảnh giới của tâm linh mà họ nói khổ?..Nên một người tu chúng ta phải thấy cho rõ cái chuyện này thì mới tin là có cảnh giới tâm linh này khổ. Rồi do đau mà có tâm linh?..Chúng ta nhìn vào cái hình tướng chúng ta chỉ thấy cái tướng hữu lậu này thôi chứ không có linh hồn, nhưng mà đích thứ là nó có linh hồn. Bởi vì có linh hồn nó mới có cảm ứng với đau khổ. Thì kiến thức chúng ta sẳn có, chúng ta nhờ cái xác thân đứng đây nội tâm chúng ta vẫn có cái thần thức chính là cái linh hồn, còn cái giả bên ngoài tức là cái xác thân vật chất chứa đầy nóng khổ. Thì chúng ta muốn hiểu được cảnh giới tâm linh thì chúng ta phải thấy rõ ba cái nghiệp tham sân si trước thì chúng ta mới thấy được cái tâm linh.
Khi một con người mà hiểu được cái đạo giải thoát thì chúng ta thấy được linh hồn. Cái linh hồn này nó không nằm đâu xa hết, tức là cái thức hiểu biết của mình đây. Mà chúng ta cởi bỏ cái xác này, cái xác nó chết đi nhưng cái linh hồn nó vẫn ngồi vẫn biết như thế được. Chúng ta muốn tin vào tâm linh thì chúng ta phải khơi vào ba nghiệp sáu căn chúng ta mới thấy được cảnh giới tâm linh. Thì trước hết chúng ta muốn thấy thấy được tâm linh này chúng ta phải dựa vào pháp môn tu chúng ta mới thấy được thế giới tâm linh rõ ràng. Chứ còn chúng ta không nắm bắt được cái kiến thức tâm linh mà chúng ta nghe đâu tu đó thì khi chúng ta nghe về linh hôn đại ngục trên trời thì rất là khó tin, rất là mơ hồ. Chính vì vậy, cái chuyên khó tin khó làm đây thuộc về mơ hồ đây thuộc về khó tin và khó làm. Mà chính vì mình không chịu làm thì cái khổ nó luân hồi, nó dẫn dắt miết. Chúng ta chấp vào cái tướng hiện tại là cái thân xác vật chất , chúng ta tin thẳng vào đó cho nên chúng ta chấp chết vào cái tướng đó nên không tin là có luân hồi, chính vì không tin có luân hồi này chúng ta mới chịu cái quả báo. Thì Đức Phật sau khi chứng bốn mươi chín ngày nhập định thấy rõ ràng: Có địa ngục, có quỷ có ma, có tấc cả đầy đủ tấc cả mọi cảnh giới tâm linh rõ ràng. Rồi đức phật muốn diễn đạt cho người ta tâm linh này rõ ràng thì đức phật phải thấy rõ cái nghiệp thức đức phật mới diễn bày. Tức là đức phật diễn tứ diệu đế rất rõ ràng, tức là thân người sanh ra cái khổ hiện tại đó ứng hiện trước mắt đức phật chỉ rõ lý khổ đế không có sai. Không khổ ít thì cũng khổ nhiều chứ không có ông nào có khổ đau, nhưng mà khổ nhất là cái thời mạt pháp- thân ngưởi chúng ta khổ, rồi già lại con cái mà nó có hiếu thì chúng ta còn được hưởng chút phước đức. Rồi chúng ta không có tạo nghiệp phước mà chúng tạo cái duyên dữ không thì chúng ta sẽ gặp cái hoàn cảnh khổ. Con cái thì nó ít quan tâm, do cái nghiệp lực dẫn dắt cái đời sống nó phải lo đi làm đi ăn, di kiếm tiến kiếm bạc, nó còn lo đời sống rất là bộn bề thì cái thời gian quan tâm tới người già chúng ta nó rất là ít, thì chúng ta bị già bị khổ, chúng ta bệnh chúng ta khổ. Thì giờ chúng ta ngồi chúng ta nghĩ cho kĩ cái khổ nó hiện rõ thì lời phật nói không sai.
Thì trước hết chúng ta tin cái linh hồn có hay không có thì chúng ta tin cái lý khổ đế trước, ba cái tướng hữu lậu nó hiện rõ, đức phật nói ba cái khổ này nó khổ thiệt rồi, chúng ta tin chắc rõ ràng rồi. Ba cái này khổ thiệt, chỉ cái khổ của linh hồn như thế nào chúng ta đâu có thấy, chúng ta không thấy nên không tin, mà chúng ta muốn thấy được cái cảnh của linh hồn thì chúng ta phải chiêm nghiệm soi lại ba cái nghiệp tham sân si của mình thì nó hiện ra là thân khẩu ý. Thì ba cái này tức là cái tạng thức của mình, nó tham chấp nó cái nghiệp đó. Chúng ta muốn lấy một cái thí dụ để chúng ta tìm hiểu cái cảnh giới của tâm linh. Thì trong một đời người thì đảm bảo răng ai cũng có một giấc mộng tốt xấu, khi chúng ta nằm ngủ chúng ta không biết gì, nhưng chúng ta có một giấc mơ chúng ta đi chơi ở đâu đó và chúng ta thấy cảnh giới nào đó và sau chúng ta giật mình dậy chúng ta không thấy nữa thì đó cũng là cái linh hồn. Nó đi chơi, khi mình ngủ một cách thông thả rồi, mình không suy nghĩ gì nữa thì cái linh hôn nó ra đi tìm cảnh vật xung quanh mà nó hay đến nó thấy thì đây chính là linh hồn. Mình ngồi mình chiêm nghiệm thử đi. Đây là linh hồn, là tạng thức hay đức phật còn nói là a lại gia thức. Thì cái hồn này nó chứa vào xác thân, nó ẩn núp trong xác thân này thì xác thân này là A, vì danh vì lợi cho nên nó hiện ra xác thân. Cái da thịt này nó bọc cái thần thức, nó chứa cái thần thức của mình tức là A lại da thức. Thí dụ như một quả trứng gà, một quả trứng con gà đang ấp nó sẽ tựu máu nó sẽ nở lên cái nghiệp lực cho tới ngày tới giờ nó phải bỏ cái xác đó nó đi, nớ tượng ra một cái linh hồn mới. Thức mình cũng như thế, chết rồi thì bỏ cái xác này thoát ra đi nhập cảnh với nó. Thì nếu chúng ta muốn tìm hiểu cái cảnh giới chúng ta phải trụ vào tu sáu pháp ba la mật để chúng ta thấy. Tạm thời chúng ta chưa thấy được nên chúng ta còn mơ hồ, thí dụ giống như một quả chứng gà mà con gà nó mổ nó thay vỏ, nó mổ võ nó bước con gà ra thì con gà đó tức là linh hồn- còn cái vỏ này là cái xác thân của mình là cái xác thân của con gà nó bỏ đi thì nó cũng giống nhau như thế. Thì linh hồn này nó đau sai, nó có trong tạng thức. Khi mình mất rồi thì mình vẫn ngồi vẫn thấy như thế này, xuất ra là mình vẫn thấy hết. Trong lúc mà chúng ta chết thì khoảng bốn tiếng đồng hồ sau tấc cả những cái thức của mình nó quy tụ lại đầy đủ hết. Như nhân gian thường hay gọi ba hồn bảy vía hoặc ba hồn chín vía nó lãng vãng đâu đó. Vía tức là những cái vọng tưởng, cái vọng tưởng nó nhiều. Cái vọng tưởng này là do cái tạng thức của năm nhóm sanh diệt mà nên, năm nhóm tức là năm cái trí lớn của thức người nó hiện ra. Bắt đầu những cái thức này nó tập trung lại hết thì mình lại trở lại một cái trạng thái mới. Tức là mình có thức người nhưng mà không có xác thân thôi!..Nó cũng như vậy thôi, nó khác nhau ở chỗ người có xác thân và người bỏ xác thân rồi. Nhưng nói đến thế giới tâm linh thì họ thấy với nhau, mà cảnh giới tâm linh nó thấy được thân người của mình nhưng bản thân người của mình không thấy được thế giới tâm linh, bởi vì cái màng vô minh nó che đậy- rồi xác thân vật chất này nó giữ lại mình không thấy. Thì trong bốn tiếng đồng hồ sau mình vẫn thấy bà con quyến thuộc của mình xúm lại dóng hòm, người thì la khóc, người thì lo nấu ăn, người thì ghánh nước, người thì rửa chén, người lo khăn tan chuển bị đầy đủ hết, nhưng mà lúc đó mình bất khả kháng không làm được chuyện chi hết. Muốn nói chuyện với con người sống mình nó khó khăn về cái xác thân này nó che rồi, nói không có nghe, đâu có còn cái âm ngữ. Âm ngữ là cái thanh ngữ nó vang ra, còn cái thiện ngữ chánh ngữ là nó có sẵn trong thức nó vẫn biết cảm ứng nó muốn nói cái gì đó nhưng mà nó không phát thành lời được, nó không cảm ứng được với người đời- người sống. Người sống này là họ có xác thân, cái xác thân này nó vang ra giọng tiếng âm ngữ nó vang ra tức là mình nói được với người sống nghe. Còn mình nói cái âm ngữ nó vang ra người chết họ vẫn nghe mình nói gì biết hết nhưng mà nói mình thì chịu. Cho nên cái linh hồn nó rất là bực, họ hay nỗi sân. Thì quá trình linh hồn này nó mới thấy được tấc cả- hiểu biết tấc cả thì chứng tỏ chết không hết. Vì chết không hết này đức phật mới nói đây là khổ. Cái linh hôn này phất phơn phất phởn nó mới khổ, thì đây là cái khổ thứ bốn, mà đây là cái khổ khó diễn tả cho người biết. Bây giờ đây người trần mắt thịt, chưa nhập vào chánh định- chưa có được cái trí phật làm sao tin nỗi được cái cảnh giới của tâm linh, thì họ không tin đây là một việc dễ hiểu chứ không khó hiểu. Mà không tin là cái lẽ đương nhiên, bởi vì có thấy ma quỷ bao giờ đâu mà tin. Mà muốn tin được phải nhập vào tri kiến của phật, thấy rõ có A lại da thức- có linh hồn thì lúc đó chúng ta mới ngộ rõ ràng chúng ta mới tin được. Chứ khó tin lắm!..Ai mà tin cho nỗi cái chuyện đây. Tức là ăn cơm nhân gian mà nói chuyện ở dưới âm phủ mà biểu chúng ta tin thì đây là một cái chuyện mơ hồ. Thì đức phật mới diễn đạt rất là tốt, giáo hóa rất tốt cái cảnh tứ diệu đế. Phải mượn ba cái tướng hiện hữu trước- nói cho rất là đúng, không có sai lệch. Tức là đời biển khổ là khổ ở chỗ nào?..Asnh ra lớn lên rồi bương trải cuộc sống rất là khổ, đây là cái khổ con người phải gánh chịu, rồi già khổ bệnh khổ. Rồi tưởng đâu là chết  là hết khổ nhưng ác cái là còn cái thức- còn cái linh hồn. Cho nên đức phật mới nói cái linh hồn này nó khổ. Thì tùy theo cái nghiệp này mà nó dắt cái linh hồn đi. Chính cái thần thức này nó không biết nương về đâu, ở đời không có biết hướng đạo, không có biết tu, không có biết cảnh giới của phật A Di Đà- cũng chẳng biết cảnh giới của phật Dược Sư, chẳng biết cảnh giới của phật trong mười phương thì chúng ta lấy gì mà chúng ta đi. Chúng ta sinh về đâu, thì tấc cả bây giờ còn cái linh hồn này mà không biết đi đâu thì mới khổ. Giống như người mà không có nhà ở vậy- rất là khổ. Mà đêm về lập bàn thờ thờ trong nhà thì một năm mười hai tháng như vậy giỗ thì nó cúng cho ăn một lần..mình có ăn nỗi không?..Thì cái thức này cũng là hằng ngày hằng giờ mình biết ăn biết biết uống, mà bây giờ biết lấy cái gì ăn. Khi làm mà làm cái cảnh giới tâm linh ai làm với mình, có buôn bán gì nữa đâu mà làm. Không có gì ở dưới đó hết, nó chỉ là cái hồn sống với không gian. Thì năm tháng trôi qua như thế thì cái linh hồn chúng ta mới chịu đau khổ, một năm mười hai tháng thì con cháu tới thì nó mới giỗ, chứ không lẽ ngày nào nó cũng giỗ...Chết rồi thì thôi chứ giỗ cái gì nữa!.Thì đây là nghiệp lực của mình. Được phước có tu thì vãng sanh được cảnh giới nào thì an lạc cảnh giới ấy. Mà không có chỗ để đi thì ở với trần ai, hoặc nghiệp lực nặng thì rớt vào âm giới hay gọi là địa ngục.
Thì đức phật soi rọi rõ cái chuyện này, đức phật thấy đây là khổ. Thì chúng ta tu làm sao để chúng ta giải quyết bốn cái khổ đó. Thì cái thứ nhất chúng ta muốn bước vào tu đạo bồ tát để mà thấy được cái trí phật, trước hết chúng ta hiểu được cái thứ nhất là tìm hiểu được mười cái tâm thập địa ác nhơn. Tức là tâm trời, tâm rồng, tâm quỷ dạ xoa, tâm càn thát bà, tâm A tu la, tâm ca lầu la, tâm khẩn na la, tâm ma hầu la, tâm già nhơn, tâm phi nhơn..vv..Tức là mười tâm chính mà do cái tâm người mà nó biến hiện ra. Tức là ngồi trong mười người, ngàn người khác nhau nhưng mà nó lại đồng hệ trong cái tâm đó. Chẳng hạn như trăm người thì có mười người hoặc mười một người có một cái tâm quỷ dạ xoa, rồi thí dụ như hai mươi người thói quen của họ là tâm A tu la thì nó chia nhau trong cái tạng thức đó- cái nghiệp nào, thói quen nào thì nó nằm trong cái nghiệp thức đó. Tức là cái người như thế nào thì chứng vào cái tâm đó. Tức là người mà có tu thập thiện, có hiểu biết, có cái tưởng lớn- có chí hướng lớn mà cũng có cái sức thần lực mạnh mẽ lớn. Tức là ta làm việc lớn, làm trời làm cha họ chứ không có làm thấp- nhưng mà phải có thiện căn, phải có phước đức, phải có thần lực thì mới sanh được cõi trời. Tức là từ con người này, khi bỏ thân thì nguyện về với chư thiên, họ sẽ sanh lên trời- tùy theo phước mà sanh. Con người có tu thì mới sanh lên được, còn không tu thì sẽ không sanh lên được đâu!..Nhưng mà có tu nhưng mà không hiểu được cái lý giải thoát, chưa thấy được trí kiến phật cho nên còn nằm trong dục giới. Tính lên trên tới tầng trời thứ ba mươi ba nhưng vẫn còn nằm trong dục giới. Đó là tâm người có thiện căn thì sẽ sanh lên cõi trời. Tiếp tục một con người nữa sanh một cái tâm rồng, tâm thần là những vị long thần hộ pháp. Những vị thần này là ai?..Cái người này, có một sức mạnh mẽ, có cái sức phước đức, có sức thần lãnh đạo nhưng mà vẫn chưa rời khỏi dục giới. Cho nên họ không có sợ ma, cũng không có sợ quỷ, họ không biết sợ cái gì- họ chỉ biết sống và làm như thế thôi!..Nhân quả cũng chẳng tin, nghiệp ác họ cũng tạo- nghiệp lành họ cũng làm, nhưng họ không phân biệt đúng hay sai. Họ nhờ cái nghiệp lành này nó rời khỏi cảnh sợ sệt. Chính vì cái thần lực lớn không còn nữa cho nên cái cảm ứng nó ít, họ vẫn có lo sợ nhưng mà họ ít sợ hơn cái người bình thường gọi là ma. Thì cái người này sẽ chứng về tâm của thần. Tức sau này họ dau thai họ thiện thì họ sẽ làm thiện thần- ác tâm thì sẽ làm ác thần. Thiện thần này gọi là các bậc lạnh đạo gọi là làm quan gọi đó là thần, tùy theo bãn lãnh của họ- tùy theo thần lực của họ, họ được phước làm thần như thế. Tâm dạ xoa tức là những người hay nịnh bợ, những hạng người mà hay nịnh bợ cầu lợi riêng mình mà có thể là quên thân mình. Vì cái lợi gì đó nhưng mà bán mất cái sĩ diện của mình, chẳng hạn vì cầu cái lợi mà tới nịnh người ta để được phần mình thôi, vừa dấm mà vừa xoa- cái tâm không thiệt gọi là tâm quỷ dạ xoa. Cái quỷ này thì nói quỷ nhưng mà người ta vẫn còn cái thiện căn, cũng con người đây nhưng họ chết họ đọa vô loài quỷ dạ xoa. Nhưng mà con người này nó cũng ác lắm, gọi là hiểm, nịnh bợ để mà được lọi cho mình còn người khác kệ họ. Cần việc gì là cứ tới nịnh, không cần là không nịnh, nịnh hết người này đến nịnh người khác gọi là tâm quỷ dạ xoa.... Tâm càn thát bà tức là con người này họ cũng nghe lành rồi cũng nghe dữ- khi họ gặp một cái nghiệp nào đó họ tin cái nhân quả là có thật. Họ nghe nói cái việc này lành thì họ cũng bỏ cái chuyện ác họ theo cái chuyện lành, họ cứ thát càn ra như thế chứ không phải phước trí của họ để giải thoát. Rồi tời lúc nghiệp duyên nó tới họ lại bỏ theo lại cái nghiệp ác thì gần với cảnh A tu la. Tức là con người này thiện cũng làm mà ác cũng làm, nghe ở đâu nói thiện thì họ cũng đi, mà về chuyện ác thì họ cũng làm. Mà tâm họ rất sân hận, họ không có phân biệt được chánh tà. Khi mà nghe ai nói chỗ đó mà bất bình: Cái thằng kia nó hiền, mà bị cái thằng kia nó đánh- kéo tới đánh chết nó đi thì họ cũng tranh đấu liền. Nỗi máu anh hùng lên, họ nghe bất bình họ kéo tới họ can thiệp nhưng họ không dùng cái trí huệ để biết được là cái chuyện này ai đúng ai sai, nhưng họ thấy ai yếu hơn mà bị quýnh thì họ can thiệp cho nó chứ họ không biết là phân biệt đúng sai. Tức là họ a dua, thấy bên nào có lợi thì họ cũng theo, mà thấy bên nào có hại mà nghe xúi dục thì cũng đi. Cái tâm người này nó không có được làm chủ- khiến đâu là đi đó, nghe người ta xúi dục là đi cái đã chứ chưa biết được phân biệt đúng sai. Tà vẫn làm mà chánh vẫn làm, thiện họ cũng làm mà ác họ cũng làm. Dây đức phật gọi đây là cái cảnh giới của A tu la. Thì con người này khi chết không được đi đầu thai, bởi vì người không ra người- thiện không ra thiện, ác không ra ác cho nên cái nghiệp lực đó không có duyên để làm người, họ chỉ ở cảnh giới tâm linh. Cảnh giới này phước đức cũng nhiều, biến hiện cũng dữ, muốn gì cũng có cái nấy, nhưng mà sân hận là tột độ- phước đức gần như trời nhưng mà kém hơn phước của trời. Thân tướng của người này là nóng khổ, hình tướng không được tốt đẹp vì sân hận nhiều. Vẫn có phước để mà hưởng, không có đói khổ như địa ngục ngạ quỷ súc sanh nhưng mà họ không được phước đi làm người. Không bằng phước trời, không có tương tươi mát như trời. A tu la rồi khẩn na la, thì con người này có gieo cái căn lành- cũng được nghe phật pháp giáo hóa thì bản thân họ cũng nguyện khẩn trương nghe phật phá, nhưng cái chí nguyện riêng họ là không tu được. Họ chỉ khẩn trương là nghe phật thuyết pháp chỗ nào, nghe tăng chúng hay sư ông giảng pháp chỗ nào thì họ lại khẩn trương đi truyền miệng- di dẫn dắt báo tin cho người này đến tu, người khác đến tu hoặc là thiết lập chỗ tòa soạn, hoặc là dâng hương hoa chuỗi ngọc, hoặc là đem những đồ tốt gì đó để cúng dường phật. Nhưng riêng bản thân họ là không có cầu tu, họ chỉ giống như là đi làm công quả vậy. Thì người này cũng có phước, ảnh cũng làm được cái chuyện lợi ích nhưng bản thân ảnh không tu gì – không tiến bộ được. Chỉ có đi truyền miêng không, tức là cơm àm không chịu ăn thì đâu có no, nước mà không uống thì đâu có hết khát.. Còn Ma hầu la tức là con người ưng đi hầu phật pháp chứ bản thân họ cũng không tu, ưng đi làm công quả- ưng đi nấu cơm cho phật ăn, cho tăng ni các quý thầy rồi được ăn. Tức là bản thân họ không chịu tu nhưng mà ưng làm công quả thôi. Tức là ưng hầu thôi, không hầu cho chúng sanh mà hầu cho phật pháp- bản thân họ cũng không có giải thoát được, đây gọi là ma hầu la.TỨc đây cũng thuộc hộ trì phật pháp...Rồi già nhơn- tức là người ở đời họ quy y năm giới phật, giữ giới đầy đủ nhưng bản thân họ không có cái chí nguyện cầu tiến- không có muốn tu, giữ nấy được rồi. HỌ nói tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ mới là đạo tu. Cầu thêm pháp gì nữa để tiến thân họ không chịu. Họ họ chấp- họ nói cần chi tới chua đâu, mình ở nhà cũng được. Đồng ý nó cũng được, chứ ai nói không được, giữ đạo hạnh tốt thì được thôi chứ!..nhưng mà ảnh không tiến thân được gọi là già nhơn. Tức là hết kiếp này anh đi làm người, rồi kiếp sau được đi làm người nữa, rồi vô số kiếp sau được đi làm người nữa- cũng chẳng rớt địa ngục, cũng chẳng sanh lên cõi trời, cũng chẳng sanh ra A tu la, chẳng sanh đi đâu cả, được phước đi làm người mãi. Thì tức đây gọi là già nhơn.
Còn phi nhơn thì gọi như thế nào?..Tức con người tu của mình đó, tại gia hay xuất gia- tu nhưng mà không có tiến bộ, không có cầu tiến, cũng chẳng muốn phát triển trí huệ phật, cứ đời đời kiếp kiếp tu như thế, thì không khác nào ma phá giới. Tức con người này có tu hơn trí người thọ năm giới nhưng ngược lại ảnh không có tiến thân được cho nên đồng nghĩa với ma phá giới. Tức là ảnh vượt qua trí người, phi nhơn mà. Thì trong mười tâm thập địa ác nhơn này khi chúng ta tu chúng ta phải tìm hiểu cảnh giới này trước. Khi chúng ta muốn thấy được tâm linh thì chúng ta thấy tại sao cái người này có cái hình tướng tốt, hình tướng xấu rồi hình tướng chẳng có giống nhau, thì đây là do nghiệp hiện hình tướng của mỗi người khác nhau. Thì đức phật chúng ta thấy trong mười thập địa ác nhơn đúng thì do các nghiệp lực nó dẫn dắt họ. Họ cũng có đi tu, tuy rằng cũng có cái chủng tử lành giải thoát nhưng mà tướng mạo anh sân si nhiều, phiền não nhiều thì anh lại hiện cái hình tướng nó xấu xí hơn. Rồi người ở địa ngục quả thiêu lên thì lại đen xấu, chẳng hạn như dân tộc Châu Phi .v..v..Những người mà xanh từ cõi trời xuống thì họ được trắng trẻo được hưởng phước báu giàu sang, quốc độ họ ở cũng được lành mạnh ít có đao binh, mà phước đức nhiều. Mà người tạo nghiệp chướng nhiều- ích kỉ, nhỏ nhoi, giận hờn, ganh ghét , sân hận bỏn sẻn thì sanh vào ở chỗ biên địa hà tiện. Không có phước đức, phải gặp nhiều cái cảnh éo le- rừng tú ngu đần. Thì hình tướng này tức là do tâm thức hiện ra. Do cái thần thức của mình nó cố chấp, nó không nghe cái sự giáo huấn đi vào con đường lành. Cho nên họ mới thấy như vậy họ càng không tin nhân quả thì họ lại cái quả báo nó đến gần, thì chính đây là phước đức hiện ra mỗi thân tướng khác nhau. Chúng ta muốn vào tri kiến phật, chúng ta thấy cái hình tướng trước cái đã. Từ hình tướng ra được cái nội tâm, rồi chúng ta mới hiện thấy cái thần thức của ta nó ở đâu. Nó tạo nghiệp gì mà nó chịu cái quả báo đó, chúng ta phải tìm hiểu từ ngoài đi vô bên trong, chúng ta soi từ nội tâm đi ra ngoài. Chúng ta không đủ trí kiến để tìm thì chúng ta phải học phật pháp. Học phật háp học cái gì?..Học cái căn bản của nhà phật, học cái căn bản của nhà phật trước nhất chúng ta phải tu tứ diệu đế. Tức là lý khổ đế trước, trụ được tứ diệu đế phải lý khổ đế trước. Đây là khổ đế. Thì chúng ta trụ được trong cái cảnh khổ đó. Tập đế là gì?..Là thanh văn thừa tu. Là anh tập bố thí, trì giới nhẫn nhục, không sân, trụ chánh niệm bền vững- đây là thanh văn thừa tu. CHúng ta tu được thành công cái pháp bố thí trì giới, nhẫn nhục...đó thành tựu, Đức phật thấy chúng ta thành tựu đức phật chỉ chúng ta một pháp nữa. Chúng ta phải tu pháp mười hai nhơn duyên. Tức là sáu căn chúng ta nhập với sáu trần nó tạo ra mười hai nhơn duyên. Như thế nào là sáu căn và sáu trần?..Tức là tai, mắt, mũi, lưỡi, ý , thân nó nhập với cảnh xúc bên ngoài tức là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Sắc tức là mắt thấy màu sắc rồi sanh ham muốn, tai nghe những lời hay thì tâm sanh ham muốn- mà những lời khó nghe thì sanh giận hờn. Mũi ngưởi mùi thơm thì sanh lòng tham mến nhớ tưởng- nghe mùi hôi thối thì bực bội khó chịu, khởi sân khởi phiền não. Rồi lưỡi ăn những vị nào gnon ngọt thì chúng ta sanh cái lòng ham muốn- cấy thêm cái nghiệp ham mê, còn chúng ta ăn cái vật mà đáng mà chát chúng ta sẽ nhăn nhó, hoặc là nóng, hoặc là phỏng, hoặc quá lạnh- hoặc quá nóng chúng ta khởi tâm bực bội phiền nào. Thì tấc cả sáu căn này đều tào phiền não. Thì năm căn này, bốn pháp này cũng là phiền nào, tác qua cái ý cái ý nó phiền não. Thì cái ý này nó kết thành cái chủng tử phiền não. Thì năm cái trí bên trong đó nó khởi lên thì cái ý này nó tiếp nhận, nó tiếp nhận nó đưa vào tâm thức thì nó hiện ra cái pháp thân. Thì pháp thân này là gì? Pháp thân này được tấc cả cái chủng tử không lành mạnh, nó nạp vào một cái thể tướng- hiện ra một cái xác thân. Mà trong kinh phật có nói cái thân này nó đất nước gió lửa tựu thành, đó là thời nguyên thủy sau này có nhân duyên được đầu thai làm người thì mới sanh qua bằng bào thai cha mẹ. Thì chúng ta phải tìm hiểu lần lần đến cái xác thân người, rồi đến cái tâm thức người. Thì chúng ta thấy cái sáu căn này nó tạo nghiệp, thì đức phật mới chỉ cho chúng ta cái phương pháp mười hai nhơn duyên để thu nhiếp sáu căn đó lại, không cho nó nhiễm bên ngoa- tức là không nhiễm sắc, thanh , hương, vị, xác, pháp. Chúng ta thu nhiếp nó lại chúng ta không còn nhiễm bên ngoài nữa thì đây gọi là thanh văn thừa chứng pháp duyên giác. Như thế nào gọi là duyên giác thừa? Duyên giác thừa, duyên là tròn, giác là giác ngộ- cái sự hiểu biết giác ngộ nó đã tròn đầy. Thấy được sáu căn mình nó loạn động- nó nhiễm thì thu nhiếp lại sáu căn đó. Thì đây pháp môn tịnh độ gọi là duyên giác thừa, thanh văn thừa chứng duyên giác thừa. Mà muốn chứng duyên giác thừa phải tu mười hai nhơn duyên, đây là pháp môn tịnh độ. Còn pháp môn tu thiền cũng chứng ngay quả đó, nhưng anh muốn mà chứng ngay chỗ không đó thì anh phải tu sơ thiền- nhị thiền- tam thiền- tứ thiền mới chứng được tới chỗ đó. Tức là bốn cái pháp phải tu, nhưng mà trong bốn pháp đó chỉ tu có ba pháp. Mà cái chỗ chứng đó là cái mác để mình đến gọi là bốn.
Sơ thiền tức là anh ngồi anh tập ngồi thiền, anh tập hít thở, anh tập quán tưởng thử trí mình có loạn động không. Khi mà anh quán tưởng anh thấy trí mính nó có loạn động tức là đức phật chỉ đây là cái vọng niệm, cái vọng niệm trong trí mình khởi lên, mình ngồi cho yên tĩnh không không yên đươ- nó khởi lên rồi nó lặng xuống. Rồi mình chưa kịp giữ nó nó lại khởi lên lặng xuống thì đây là sơ thiền thấy hay là nhị thiền thấy. Rồi cái anh tam thiền này anh thấy rõ cái loạn động anh mới cố gắn anh hàn phục, ảnh ngồi thiền miết như vậy ảnh hàn phục cái ý, cái ý nó khởi lên cái ảnh chặn- khởi lên cái ảnh chặn, không cho khởi. Ảnh ngồi ảnh diệt trừ loạn động miết như thế: Năm này qua năm nọ, tháng này qua tháng kia tức là người tu thiền phải hành trì- hành trì miết tới lúc nó không còn loạn động nữa gọi là chứng tứ thiền- đây cũng gọi là vô sanh, vô sanh này là không còn sanh cái ý niệm của mình nữa, cái tư tưởng nó không còn sanh cái ý gì nữa- đây là vô sanh, cái pháp bậc trung. Hay còn gọi là A la hán chứng, Thì hai quả vị này mới chứng được bậc trung thôi. Nếu chúng ta muốn chứng được vào cái tri kiến phật, thì đây ít nhiều gì anh cũng phải có tri kiến phật để mà anh thấy được cái quả mà chúng ta đi. Thanh văn thừa thì tu pháp mười hai nhơn duyên để chứng A la hớn. Thì đây mình cũng nhờ có trí kiến mà mình chứng được tới đây. Người tu thiền thì tu từ sơ thiền cho tới tứ thiền, chứng được chỗ không. Ít nhiều cũng có cái tri kiến để thấy chứ sao không thấy- đó cũng là cái tri kiến phật nhưng nó chưa được đầy đủ, nó chưa được đầy đủ cái trí huệ của phật, anh mới chứng được pháp bậc trung thôi!..Nhờ cái tri kiến phật này anh thấy đước cái thật tánh, thật tánh tức là cái tánh không. Thì đây tánh không đây là gì? Cái tánh riêng của mình nó như khoảng hư không, nó không chứa một cái gì hết, loại ra rồi thì không có gì hết. Thì thật tánh của mình ngày xưa, nó chưa có tu- mà nó cũng chưa có chứa, thì đây là thật tánh. Cái thật tánh này nó vắng lặng, không có gì cả- gọi là tánh không. Lúc chúng ta dẹp trừ loạn động thì cái tánh này nó cũng không. Thì trong khi cái tánh không thì cái trí nó cũng tạm thời vắng- vắng lặng. Thì bây giờ mình cứ ngồi sẽ không, chờ chư phật hiện ra thì nó sẽ không hiện được. Nếu chúng ta mà ngồi tưởng tượng như vậy để cho trí phật nó hiện ra nó thành phật thì mơ hồ- đây gọi là vọng nghiệp, chưa phải chỗ mình chứng. Ngồi chỗ không mà chờ để cho nó hiện ra trí kiến phật là sai, hoàn toàn sai. Nếu chúng ta ngồi chờ, giống như chờ xung rụng. Đến đây là mơ hồ rồi, chờ ông phật ổng hiện ra thì không phải- phật không có hiện ra được. Phật thấy ta tới được tánh không rồi, làm cái trí cho ta thấy được cái thật trí nữa. Mới thấy được thật tánh mà, cho nên chưa thấy được thật trí.
Muốn thấy thật trí- chúng ta phải tu sáu pháp ba la mật, gọi là tu bát chánh đạo. Thì trong sáu pháp ba la mật này nó phải có: Bố thí b la mật, giới ba la mật, nhẫn nhục ba la mật, tinh tấn ba la mật, thiền định ba la mật, trí huệ ba la mật- sáu pháp đây chúng ta mới tu được cái đó, chúng ta mới thấy được tám món giải thoát gọi là bát chánh đạo. Chỗ này rất khó hiểu, chúng ta dùng tâm thanh tịnh dẹp trừ loạn động chúng ta mới hiểu. Bát chánh đạo là tám món giả thoát nhưng mà cái hành trì chúng ta hành trì thêm năm cái, phương pháp làm gì có năm, năm cái gì?.. Bố thí ba la mật. Như thế nào gọi là bố thí ba la mật, tức chúng ta tu bây giờ chúng ta xuông lại tu lại pháp thanh văn thừa, chứ không có tu pháp nào nữa hết. Đức phật gọi đây là một thừa pháp chứ không có hai cũng khôn g có ba. Ngày xưa chúng ta mới tập bố thí, bây giờ chúng ta mới thật sự bố thí, kiểm chứng lại mình có thí được chưa. Chẳng hạn một thí dụ: Mình đi chùa- chùa kêu gọi, đạo hữu kêu gọi đạo hữu phải đóng góp để xây dựng cái chùa, hoặc cái cổng chùa, hoặc cái nhà tăng..v..v..Thì mỗi người chúng ta tùy tâm mà phát nguyện, chúng ta cũng có điều kiện chúng ta phát nguyện là một triệu cúng dường cho chùa, Nhưng ngày cưa chúng ta phát nguyện cúng dường một triệu cho chùa chúng ta về tới nhà chúng ta còn nhớ còn tiếc năm bảy ngày chưa hết, nếu như mà ban nghi lễ chùa hay các đạo hữu đối xử tốt với mình- mình còn vui vẽ, còn phấn khởi, còn ham cúng dường, còn ham đi chùa. Chứ mà họ có những ý mà sai trái với mình, bất bình với mình- mình kể công. “Cái chùa đó mà tu cái gì, ở chùa mình nó trời ơi lắm!..Trời, ta cúng dường biết bao nhiêu đó mà nó đâu cái biết cái gì đâu!..Người nó tệ hại lắm!”. Đây việc rất khó, khó tin mà cũng khó hiểu. Sau khi chúng tra bố thí như thế mà chúng ta kiểm chứng được, bây giờ chúng ta cũng bố thí lại, nhưng mà chúng ta bố thí một cách nhẹ nhàng thoải mái. Một triệu chúng ta bố thí cũng coi như là một trăm ngàn, rồi mười triệu cũng coi như một trăm ngàn. Đã bố thí rồi là không có kể công nữa, không có vọng tưởng tới nữa, không có nuối tiếc nữa. Đã đưa qua tay người khác, cái tay mình đã chấp nhận bố thí thì không có khởi diệt lại, đã gọi là thí rối thì không khởi nữa. Mình kiểm chứng coi mình làm được việc đó chưa, tức là thừa này tu để kiểm chứng. Mình tu qua như vậy rồi, mình tu lại lần nữa kiểm chứng. Mà làm được như thế rồi là đạt bố thí ba la mật.